Nga - Trung sẽ bắt tay thanh toán quốc tế như thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Nga và Trung Quốc được cho là đang bắt tay liên kết hai hệ thống thanh toán để loại bỏ những rủi ro khi duy trì các hoạt động giao dịch, đồng thời tin tưởng mọi kế hoạch sẽ được đẩy nhanh.

>> Hệ thống thanh toán của Trung Quốc khó trở thành "SWIFT mới" cho Nga

CIPS quá nhỏ bé

Theo Bloomberg, các quốc gia phương Tây đã tìm cách trừng phạt Nga trước cuộc tấn công vào Ukraine, bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính, đồng thời loại trừ một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Điều đó làm dấy lên câu hỏi về việc, liệu Trung Quốc – đất nước đang muốn có quan hệ chặt chẽ hơn với Nga có thể cung cấp một “huyết mạch” tài chính hay không? Đặc biệt, nhiều người đang dồn sự tập trung vào hệ thống thanh toán của Trung Quốc (CIPS).

Hệ thống thanh toán nào sẽ được ngân hàng Nga lựa chọn thay thế kênh SWIFT?

Hệ thống thanh toán nào sẽ được ngân hàng Nga lựa chọn thay thế kênh SWIFT?

Theo đó, CIPS là Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới được thiết lập vào tháng 10/2015 như một hệ thống thanh toán và thanh toán bù trừ cho các giao dịch sử dụng đồng Nhân dân tệ. Hệ thống này được giám sát bởi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhưng được điều hành bởi CIPS Co. Ltd ở Thượng Hải. Quyền sở hữu được trải rộng giữa hàng chục cổ đông bao gồm các tổ chức tài chính nhà nước của Trung Quốc, các sàn giao dịch và các ngân hàng phương Tây. Việc sử dụng CIPS đã tăng đều đặn, với giá trị giao dịch trung bình hàng ngày là 388,8 tỷ Nhân dân tệ (61,3 tỷ USD) tính đến tháng 2 năm nay đã tăng khoảng 50% so với một năm trước.

Theo Viện nghiên cứu Tài chính xuyên biên giới, một công ty tư vấn có trụ sở tại Thượng Hải CIPS không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của SWIFT, vì SWIFT là một hệ thống nhắn tin để các ngân hàng toàn cầu liên lạc, còn CIPS chủ yếu là hệ thống thanh toán cho các giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ cũng cung cấp một số chức năng giao tiếp. Hầu hết các ngân hàng sử dụng CIPS vẫn giao tiếp qua SWIFT, do thói quen, hoặc vì họ không cài đặt công cụ nhắn tin dành riêng cho CIPS hoặc cả hai.

Năm 2021, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thực sự thành lập một liên doanh với SWIFT để cung cấp các dịch vụ mạng cục bộ và lưu trữ thông tin tin nhắn ở Trung Quốc. Theo quy mô, CIPS rất nhỏ so với SWIFT, có hơn 11.000 thành viên và xử lý hơn 42 triệu giao dịch mỗi ngày. Tính đến tháng 2, CIPS đã có khoảng 1.300 người tham gia, chủ yếu ở Trung Quốc và xử lý khoảng 13.000 giao dịch mỗi ngày.

Sự ra đời của CIPS là một phần trong chiến lược của Trung Quốc nhằm khuyến khích việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trên toàn cầu, vốn vẫn còn nhỏ so với quy mô của nền kinh tế Trung Quốc. Đây cũng được coi là một cách mà Trung Quốc đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính phương Tây và việc sử dụng đồng USD, đặc biệt là sau khi Mỹ gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran vào năm 2010 và sau đó trừng phạt Nga vào năm 2014.

Giới chuyên gia nhận định, hệ thống sẽ chỉ hoạt động nếu các giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ diễn ra, khi Nga và Trung Quốc đang giải quyết các giao dịch trực tiếp với nhau và cả hai bên đều là thành viên của CIPS. Tuy nhiên, các khoản thanh toán như vậy vẫn ở mức nhỏ, mới chỉ tăng lên khoảng 6% giao dịch vào năm 2020, so với 2% vào năm 2013. Trên thực tế, ngay cả khi hai quốc gia đã tìm cách rời bỏ việc sử dụng đồng USD trong thương mại, thì phần lớn lại chuyển sang sử dụng đồng Euro, mà bây giờ cũng bị cấm vận. Bên cạnh đó, còn có một số vấn đề khác như:

Thứ nhất, không rõ các nhà xuất - khẩu khác trên thế giới làm ăn với Nga sẽ sẵn sàng chấp nhận thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ ở mức độ nào.

Thứ hai, để CIPS có thể giúp đỡ Nga trong việc hỗ trợ hệ thống tài chính của Mỹ, Nga sẽ phải là một phần của hệ thống tài chính lấy đồng Nhân dân tệ làm trung tâm. Điều đó dường như không thể xảy ra với các biện pháp kiểm soát vốn của Trung Quốc đối với tiền tệ của nước này, vốn hạn chế dòng tiền ra vào khỏi đất nước.

Đến nay, Trung Quốc đã không tham gia cùng các nước phương Tây trong việc trừng phạt Nga và nêu quan điểm sẽ tiếp tục quan hệ thương mại bình thường với Nga. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới đây với CNBC rằng: “Không thấy bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang cung cấp cho Nga bất kỳ giải pháp quan trọng nào thay cho các lệnh trừng phạt của chúng tôi. Cũng không có khả năng các ngân hàng quốc doanh lớn tại Trung Quốc sẽ tìm cách lách các lệnh trừng phạt, vì các hoạt động quốc tế vẫn yêu cầu quyền truy cập vào các giao dịch bằng đồng USD có thể bị cắt bỏ, thông qua các biện pháp trừng phạt thứ cấp”. Thực tế, hai trong số các ngân hàng lớn nhất là Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc Ltd., đã hạn chế tài chính để mua hàng hóa của Nga, đặc biệt là bằng USD.

>> Phiên bản “SWIFT Trung Quốc” có giúp nước này giảm phụ thuộc vào đồng USD?

Giải pháp nào giúp Nga?

Câu hỏi đặt ra là, Trung Quốc sẽ bắt tay với Nga như thế nào trong câu chuyện thanh toán? Chủ tịch Ủy ban tài chính Hạ viện Nga Anatoly Aksakov cho rằng, việc liên kết hai hệ thống thanh toán tại Nga và Trung Quốc là điều cần thiết để loại bỏ những rủi ro khi duy trì các hoạt động giao dịch. Hiện hai bên đang phối hợp trong dự án này, với sự tham gia của các ngân hàng trung ương của Nga và Trung Quốc, đồng thời tin tưởng mọi kế hoạch sẽ được đẩy nhanh trong tình hình hiện nay. Ngoài ra, Bộ Tài chính Nga cho biết Moscow sẽ dùng đồng Nhân dân tệ trong dự trữ ngoại hối sau khi không thể tiếp cận đồng USD và đồng Euro.

Nga tích cực thúc đẩy tích hợp hệ thống thanh toán trong nước với hệ thống thanh toán của Trung Quốc

Nga tích cực thúc đẩy tích hợp hệ thống thanh toán trong nước với hệ thống thanh toán của Trung Quốc

"Tôi biết rằng việc như vậy sẽ diễn ra. Ngân hàng trung ương của chúng tôi đang hợp tác với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và tôi tin rằng tình hình hiện tại sẽ kích thích các quá trình liên quan", ông Aksakov nói.

Đến nay, một số công ty cho vay của Nga đang tìm cách bắt đầu sử dụng hệ thống UnionPay của Trung Quốc cho thẻ tín dụng, sau khi Visa Inc. và Mastercard Inc. đình chỉ hoạt động tại Nga. Điều đó có thể cho phép người Nga thực hiện một số khoản thanh toán ở nước ngoài, với UnionPay hoạt động ở 180 quốc gia và khu vực. Một chuyên gia tài chính cho biết, cũng có một số giải pháp tiềm năng khác bao gồm:

Một là, số liệu gần đây nhất của Ngân hàng Trung ương Nga cho thấy, khoảng 13% dự trữ của Nga, tương đương khoảng 77 tỷ USD nằm trong tài sản của Trung Quốc tính đến tháng 6/2021. Vậy bán bớt số cổ phiếu nắm giữ đó sẽ mang lại cho Nga tính thanh khoản cần thiết.

Hai là, Ngân hàng trung ương Trung Quốc có một giao dịch hoán đổi tiền tệ trị giá hàng tỷ USD với ngân hàng trung ương của Nga, có khả năng cho phép hai quốc gia cung cấp thanh khoản cho các doanh nghiệp để họ có thể tiếp tục giao dịch.

Ba là, các ngân hàng nhỏ hơn của Trung Quốc không có hoạt động quốc tế cũng có thể tiếp tục kinh doanh với Nga. Như vậy, họ sẽ ít thiệt hại hơn nếu bị các lệnh trừng phạt thứ cấp từ các quốc gia phương Tây.

“Còn với đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số, một nghiên cứu từ Natixis đã lưu ý, nó vẫn còn non trẻ để có thể được sử dụng nhiều, đồng thời cũng chưa cung cấp các giao dịch xuyên biên giới và Nga cũng chưa đăng ký để sử dụng”, vị chuyên gia cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nga - Trung sẽ bắt tay thanh toán quốc tế như thế nào? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713525258 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713525258 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10