Nga - Trung - Ấn "vẽ lại" trật tự mới về năng lượng?

Diendandoanhnghiep.vn Lệnh cấm vận dầu mỏ Nga của Liên minh Châu Âu có thể sẽ “lợi bất cập hại”, vì nó vô tình đẩy Nga xích lại gần Trung Quốc và Ấn Độ trong lĩnh vực dầu mỏ.

>>“Cú sốc” cấm vận dầu mỏ Nga

Trung - Ấn “ngư ông đắc lợi”

Theo các nhà quan sát, lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với 90% các hoạt động xuất khẩu dầu của Nga vào khối này có thể thúc đẩy việc tái tổ chức hoạt động kinh doanh năng lượng toàn cầu. Dù lệnh cấm vận này có thể khiến Nga suy yếu hơn về kinh tế, nhưng mang lại cho Trung Quốc và Ấn Độ quyền thương lượng và đặc biệt sẽ làm giàu hơn cho các nhà sản xuất như Ả Rập Xê-út...

EU vừa quyết định cấm nhập khẩu 2/3 lượng dầu bằng đường biển từ Nga. Ảnh: Reuters.

EU vừa quyết định cấm nhập khẩu 2/3 lượng dầu bằng đường biển từ Nga. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, châu Âu, Mỹ và phần lớn phần các quốc gia còn lại của thế giới có thể bị ảnh hưởng vì giá dầu, vốn đã tăng cao trong nhiều tháng, có thể tăng cao hơn nữa khi châu Âu tiếp tục phải mua năng lượng từ các nhà cung cấp ở xa hơn. Các công ty châu Âu sẽ phải lùng sục khắp thế giới để tìm các loại dầu để thay thế nguồn cung bị thiếu hụt từ Nga. 

Các chuyên gia năng lượng cho rằng, một cuộc săn lùng nguồn cung dầu mới của châu Âu sẽ diễn ra và cũng đồng thời với việc Nga sẽ tìm kiếm những đối tác mua mới cho dầu của mình. Điều này sẽ có những tác động nhất định với từng quốc gia hoặc doanh nghiệp, nhưng theo các mức độ khác nhau.

Các nhà sản xuất dầu khác như Ả Rập Xê-út và các công ty dầu phương Tây như Exxon Mobil, BP, Shell và Chevron có thể vẫn không bị ảnh hưởng nhiều do giá dầu cao hơn. Nhưng, mặt trái của nó là người tiêu dùng toàn cầu và các doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho nhiên liệu và hàng hóa.

Các công ty Trung Quốc và Ấn Độ đang hưởng lợi từ giá dầu rẻ.

Các công ty Trung Quốc và Ấn Độ đang hưởng lợi từ giá dầu rẻ.

Ở phía còn lại, Trung Quốc và Ấn Độ đang “mở cờ trong bụng” khi nhận được nguồn cung giá rẻ từ Nga. Chỉ trong vài tháng qua, Nga đã trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ hai cho Ấn Độ, vượt xa các nhà sản xuất lớn khác như Ả Rập Xê-Út và UAE. Ấn Độ có một số nhà máy lọc dầu lớn có thể kiếm được lợi nhuận dồi dào bằng cách lọc dầu của Nga thành dầu diesel và các nhiên liệu khác có nhu cầu cao trên khắp thế giới.

>>[LONGFORM] Chiến tranh, khủng hoảng năng lượng và hơn thế nữa…

>>Nga "né" lệnh trừng phạt dầu mỏ của EU như thế nào?

Một trật tự thế giới mới về năng lượng

Ông Robert McNally, cựu Cố vấn năng lượng của cựu Tổng thống George W. Bush, cho rằng, lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga được coi là một “bước đi lịch sử của châu Âu và điều này sẽ định hình lại không chỉ các mối quan hệ thương mại mà còn cả các mối quan hệ chính trị và địa chính trị”.

Trên thực tế, mục đích cuối cùng mà các nhà lãnh đạo phương Tây đang hướng tới là làm suy yếu nền kinh tế Nga. Họ hy vọng rằng các động thái này sẽ buộc các nhà sản xuất dầu của Nga phải đóng cửa các giếng khoan vì nước này không có nhiều nơi để chứa dầu, trong khi lại không có nhiều người mua mới. Tuy nhiên, nỗ lực này của châu Âu là rất nguy hiểm và có thể thất bại. Nếu giá dầu tăng thì về cơ bản, túi tiền của Nga chẳng giảm bao nhiêu.

Thực tế, châu Âu có thể sẽ vẫn phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga trong một thời gian, có thể là vài năm.

Thực tế, châu Âu có thể sẽ vẫn phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga trong một thời gian, có thể là vài năm.

Một khía cạnh khác mà các nhà lãnh đạo EU hướng tới là việc làm giảm vị thế của Nga trong ngành năng lượng toàn cầu. EU ch rằng dù Nga sẽ nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới ở Trung Quốc, Ấn Độ và những nơi khác, nhưng nhìn chung Nga sẽ xuất khẩu ít dầu hơn. Do đó, các nhà sản xuất Nga sẽ phải đóng cửa các giếng khoan mà họ sẽ không thể dễ dàng khởi động lại vì những khó khăn trong việc khoan và sản xuất dầu ở các mỏ khắc nghiệt ở Bắc Cực.

Mặc dù các quan chức EU vẫn chưa công bố tất cả các chi tiết về nỗ lực của họ trong lệnh cấm vận này, nhưng họ cho biết những chính sách đó sẽ có hiệu lực trong nhiều tháng. Điều đó sẽ giúp EU có thời gian chuẩn bị, nhưng nó cũng sẽ cho Nga và các đối tác của họ thời gian để tìm ra các giải pháp thay thế. Khó ai biết được ai sẽ thích nghi tốt hơn với thực tế mới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, bất chấp lệnh cấm vận dầu mỏ, châu Âu có thể sẽ vẫn phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga trong một thời gian, có thể là vài năm. Điều đó có thể duy trì một số đòn bẩy của Putin, đặc biệt nếu nhu cầu khí đốt tăng đột biến trong mùa đông lạnh giá. Các nhà lãnh đạo châu Âu có ít lựa chọn thay thế hơn cho khí đốt của Nga vì các nhà cung cấp nhiên liệu lớn khác trên thế giới như là Mỹ, Úc và Qatar, về cơ bản không thể nhanh chóng mở rộng xuất khẩu.

Chưa rõ nỗ lực mới của châu Âu có thể giúp họ gỡ rối khỏi năng lượng của Nga và hạn chế đòn bẩy chính trị của Putin đối với các nước phương Tây hay không. Nhưng, họ đang đẩy Nga gần lại với Trung Quốc và Ấn Độ, và có thể một trật tự thế giới mới về năng lượng sẽ được hình thành.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nga - Trung - Ấn "vẽ lại" trật tự mới về năng lượng? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713970675 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713970675 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10