Rộng mở cơ hội thúc đẩy giao thương Việt - Mỹ

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 10/09/2023 04:30

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam trong ngày 10 và 11/9 sẽ rất đặc biệt.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Joe Biden lúc đang là Phó Tổng thống Mỹ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Joe Biden lúc đang là Phó Tổng thống Mỹ

>>Quan hệ Việt - Mỹ và bài học từ Nhật Bản

Vượt qua nhiều biến cố lịch sử, Việt Nam từng bước tự chủ, tự cường. Người Mỹ ngày càng hiểu hơn về “phẩm cách Việt” - đã từng chiến đấu, nhưng sẵn sàng gác lại quá khứ để trở thành bạn, đối tác vì mục tiêu lớn lao.

Xét riêng quan hệ Việt - Mỹ trong vòng chưa đầy 3 thập kỷ bình thường hóa, xứng đáng được coi là mẫu hình trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, đối đầu nhiều hơn đối thoại...

Vì sao nói vậy? Hai quốc gia từng đối nghịch nhưng đã biết cách hóa giải mâu thuẫn. Người Việt thiện chí, các thế hệ lãnh đạo nước Mỹ sau này cũng thế. Nói đúng hơn, nghệ thuật ngoại giao mềm mỏng, kiên quyết của Việt Nam phần nào làm dịu phong cách cường quốc của Mỹ.

Việt Nam chọn cho mình thể chế chính trị riêng, chúng ta đã chứng minh dù chế độ nào cũng có thể đóng góp cho tiến trình hòa bình, ổn định chung của nhân loại; là cơ sở thuyết phục người Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và tôn trọng thể chế chính trị của nhau.

Hiện tại, khi đã xác lập quan hệ đối tác, Việt - Mỹ lấy “chất xúc tác” kinh tế, thương mại làm đòn bẩy để làm sâu sắc thêm mối bang giao nhiều duyên nợ.

Việt Nam có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu, nơi đặt trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng sản xuất quy mô lớn cho các tập đoàn đa quốc gia. Ví dụ, Tập đoàn Intel đã xây dựng cơ ngơi trị giá 1,5 tỷ USD tại TP.HCM và dự kiến mở rộng thêm 1 tỷ USD.

>>Tương lai nào cho quan hệ Việt - Mỹ?

Intel Việt Nam, biểu tượng hợp tác kinh tế Việt - Mỹ

Intel Việt Nam, biểu tượng hợp tác kinh tế Việt - Mỹ

Nhà máy lắp ráp và kiểm định chip của Intel ở phía Nam Việt Nam là cơ sở lớn nhất thế giới của “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ. Tháng 3/2023 hàng chục công ty hàng đầu Mỹ đến nước ta tìm cơ hội kinh doanh.

Ngược lại, thị trường tiêu dùng hơn 337 triệu dân bắt đầu mở ra với doanh nghiệp Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt 123 tỷ USD và chắc chắn đấy không phải là con số cao nhất! Tràn đầy cơ hội để Việt Nam và Mỹ xác lập kỷ lục mới trong giao thương song phương.

Tiếp xúc với tiêu chuẩn hàng hóa Mỹ giống như “khóa huấn luyện” chất lượng cao giúp doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nâng cấp tư duy sản xuất kinh doanh.

Để thấy rằng, quan hệ Việt - Mỹ không là hình thức, không là hiện tượng mà là thực chất, là có nội dung cụ thể. Xuất phát từ trạng thái “win - win”, không có lý do gì ngăn cản hai nước tiếp tục nâng cấp quan hệ ngoại giao lên tầm cao mới.

Xét trên phương diện quy luật lịch sử của bang giao quốc tế - rường cột chính là lợi ích quốc gia, lòng tự tôn dân tộc; khi và chỉ khi các quốc gia đều thiện chí làm hài hòa lợi ích này thì mối quan hệ mới vững bền.

Có thể bạn quan tâm

  • Quan hệ Việt - Mỹ phát triển mạnh mẽ và thực chất

    Quan hệ Việt - Mỹ phát triển mạnh mẽ và thực chất

    05:00, 05/09/2023

  • Quan hệ Việt - Mỹ phát triển mạnh mẽ từ chân thành, lòng tin, trách nhiệm

    Quan hệ Việt - Mỹ phát triển mạnh mẽ từ chân thành, lòng tin, trách nhiệm

    09:20, 12/05/2022

  • 47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Quan hệ Việt - Mỹ bước qua sóng gió

    47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Quan hệ Việt - Mỹ bước qua sóng gió

    11:00, 30/04/2022

  • Quan hệ Việt - Mỹ và bài học từ Nhật Bản

    Quan hệ Việt - Mỹ và bài học từ Nhật Bản

    11:30, 27/08/2021

  • Chương mới trong mối quan hệ Việt - Mỹ

    Chương mới trong mối quan hệ Việt - Mỹ

    15:39, 26/08/2021

  • Quan hệ Việt - Mỹ và

    Quan hệ Việt - Mỹ và "chất xúc tác" COVID-19

    15:31, 25/08/2021

  • Nâng tầm quan hệ Việt - Mỹ lên đối tác chiến lược

    Nâng tầm quan hệ Việt - Mỹ lên đối tác chiến lược

    14:23, 25/08/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ