Gần năm thập kỷ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, mối quan hệ Việt - Mỹ đã có những thay đổi đáng kể. Sự đối đầu đã được thay thế bằng những cái bắt tay để vượt qua lịch sử đầy biến động.
>>>Lợi ích song trùng Việt - Mỹ
Năm 1945, Việt Nam tuyên bố độc lập khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, ngay sau khi cuộc chiếm đóng của Nhật Bản kết thúc với việc nước này đầu hàng quân Đồng minh.
Nhưng ngay sau đó, vào những năm 1950, Mỹ và Anh đã “cố tình” công nhận chính quyền Việt Nam Cộng hòa đóng tại Sài Gòn. Sự can dự của Washington vào Việt Nam càng leo thang với việc cung cấp hỗ trợ quân sự trước tiên cho lực lượng Pháp, sau đó là lực lượng của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn sau khi đất nước bị chia cắt hai miền nam - bắc. Không dừng lại ở đó, quân đội Mỹ chính thức triển khai vào năm 1964 với mục đích được rêu rao là “ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản”.
Với sự can dự của Mỹ, cuộc chiến tranh tàn khốc đã diễn ra nhiều năm tại Việt Nam. Đỉnh điểm của cuộc chiến tranh phi nghĩa do Mỹ châm ngòi đã khiến cả hai bên chịu những thiệt hại không kể xiết.
Theo một con số thống kê chính thức của chính phủ Mỹ, số lượng thương vong của nước này tại chiến trường Việt Nam là 58.220 người chết, khoảng 2.600 người mất tích và hơn 150.000 người bị thương. Không những vậy, nước Mỹ còn phải đối mặt với những chia rẽ sâu sắc trong nước vì mục đích và tiến trình của cuộc chiến phi nghĩa này.
Trong khi đó, một vết thương lớn được người Mỹ tạo ra trên chiến trường Việt Nam. Ước tính khoảng hơn hai triệu dân thường và hơn một triệu người lính Việt Nam đã ngã xuống vì độc lập và thống nhất dân tộc. Nhưng, tác động của cuộc chiến Mỹ đã gây ra với Việt Nam còn lâu dài và thảm khốc hơn nữa, khi chỉ trong vòng hơn 10 năm (1961 - 1971), Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học với 61% trong số đó là chất độc da cam, xuống Việt Nam.
Cuộc chiến chỉ được kết thúc khi cuộc rút chạy của các lực lượng quân đội Mỹ sau khi ký kết Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973. Nhưng, ngay sau đó là một khoảng thời gian dài Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao và áp đặt lệnh cấm vận thương mại toàn diện lên Việt Nam.
>>>Thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt - Mỹ
>>>“Rộng cửa” giao thương Việt - Mỹ
Tuy nhiên, tất cả đã lùi lại phía sau, những vết thương chiến tranh đã được hàn gắn, mối quan hệ từ chính trị cho đến thương mại của hai bên đã được thiết lập lại.
Một trong những rào cản đầu tiên được giải quyết trong việc khôi phục quan hệ Việt - Mỹ là hợp tác trao trả hài cốt của tù nhân chiến tranh Mỹ (POW) và binh lính bị mất tích (MIA) vào cuối những năm 1980.
Tiếp đó, Washington dỡ bỏ các hạn chế đi lại đối với Việt Nam vào năm 1991, Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Ngoại giao Việt Nam mở văn phòng tại thủ đô của nhau vào năm 1993, và năm 1994 Tổng thống Bill Clinton đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại. Những bước đi gia tăng này đã tạo ra môi trường thuận lợi để hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.
Sau khi khôi phục quan hệ, Washington và Hà Nội đã làm việc gần 5 năm để đàm phán một hiệp định thương mại song phương có hiệu lực vào năm 2001. Thỏa thuận này đã dỡ bỏ nhiều rào cản phi thuế quan đối với thương mại, bao gồm hạn ngạch, lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu. Đồng thời giảm thuế quan từ mức trung bình 40% xuống 3% đối với nhiều loại hàng hóa.
Đặc biệt, Mỹ đã trao cho Việt Nam quy chế thương mại tối huệ quốc có điều kiện, một tiêu chuẩn quan trọng để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, hai nước đã thiết lập một diễn đàn để thảo luận các cam kết trong WTO và tự do hóa thương mại và đầu tư bổ sung của Việt Nam.
Giờ đây, các nhà kinh tế đang kỳ vọng thương mại giữa Việt - Mỹ sẽ tiếp tục phát triển mạnh, tương xứng với tiềm năng của hai nước. Thương mại hàng hóa song phương giữa hai nước đã tăng vọt kể từ khi bình thường hóa ngoại giao, từ 451 triệu USD năm 1995 lên hơn 100 tỷ USD năm 2021. Mỹ hiện là điểm đến hàng đầu của hàng hóa Việt Nam, bao gồm dệt may, điện tử và nông thủy sản. Trong khi các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ sang Việt Nam bao gồm bông, chip máy tính và đậu nành.
Giờ đây, chiến tranh đã đi qua gần 50 năm, những vết thương quá khứ đã được hàn gắn, mối quan hệ Việt - Mỹ đã có những thay đổi đáng kể, sự đối đầu đã được thay thế bằng những cái bắt tay để vượt qua lịch sử đầy biến động. Có lẽ, đã đến lúc cả hai nên nhìn về tương lai và cùng nhau xây dựng một mối quan hệ hợp tác đang được kỳ vọng trên quỹ đạo tích cực.
Có thể bạn quan tâm
Thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt - Mỹ
15:08, 06/04/2022
ĐIỂM BÁO NGÀY 09/03: Lợi ích song trùng Việt - Mỹ
14:00, 09/03/2022
Lợi ích song trùng Việt - Mỹ
00:00, 08/03/2022
“Rộng cửa” giao thương Việt - Mỹ
14:00, 17/11/2021
Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ: Triển vọng mở rộng hợp tác Việt - Mỹ qua cầu hàng không
17:17, 16/11/2021
Việt - Mỹ hướng tới cân bằng cán cân thương mại
14:27, 16/11/2021
Thay vì cạnh tranh, nông sản Việt - Mỹ mang tính bổ trợ nhau
05:16, 16/11/2021
Quan hệ Việt - Mỹ và bài học từ Nhật Bản
11:30, 27/08/2021