Chiến sự Nga - Ukraine, lộ toan tính của nước lớn
Trung Quốc một lần nữa cho thấy lối ứng xử cực kỳ khôn ngoan, an toàn trước làn sóng phản đối Nga dữ dội!
>>Ukraine kiện Nga, Tòa án quốc tế có thể làm gì?
Ít nhất hai ngân hàng lớn của Trung Quốc, ICBC và Bank of China đang hạn chế đài thọ tài chính cho hoạt động mua hàng hóa từ Nga. Đây được xem là động thái “cấm vận” nhằm vào quốc gia chủ chiến.
Được xem là quan hệ tốt với Moscow, nhưng từ trước khi cuộc chiến xảy ra, phía Bắc Kinh chủ trương “tọa sơn quan hổ đấu”. Thông điệp của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra mang tính nước đôi “kêu gọi giải pháp hòa bình”. Như vậy, các ứng xử của Trung Quốc y hệt thân phận của các nước nhỏ, song những toan tính bên trong không hề nhỏ!
Không ra mặt ủng hộ Kremlin sẽ giúp Trung Quốc tránh được làn sóng phản đối từ cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, đề cập đến biện pháp ngoại giao giúp xây dựng hình ảnh một Trung Quốc “không hiếu chiến”.
Rõ ràng, Trung Quốc không có lợi ích trực tiếp từ cuộc chiến này, mà lợi ích chỉ xuất hiện khi cục diện ngã ngũ. Nga suy yếu, Mỹ, Âu Châu hao tâm tổn lực, nhiều nước Đông Âu rơi vào bất ổn; thị trường dầu mỏ, kim loại quý khan hiếm,… đó là lúc Trung Quốc ra tay thu vén lợi ích.
Cần biết rằng, Bắc Kinh đang tích cực thu mua dầu thô dự trữ bất chấp giá cao, tăng cường đầu cơ nhôm, chất bán dẫn.
Quyết định thắt chặt tài chính trong hoạt động ngoại thương với Nga được đưa ra cùng thời điểm Hệ thống tài chính viễn thông toàn cầu (SWIFT) loại Nga ra khỏi đường dây thanh toán. Tại sao không phải sớm hơn hoặc muộn hơn?
Nếu Trung Quốc quyết định sớm hơn, tuy được lòng quốc tế nhưng mất lòng với “bạn tốt” Putin. Nếu muộn hơn, Trung Quốc có thể bị Mỹ và châu Âu liệt vào danh sách “hỗ trợ chiến tranh”, đối diện với trừng phạt.
Phái đoàn Trung Quốc quyết định bỏ “phiếu trắng” tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhằm mục đích lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Lá phiếu này không ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng do số lượng thành viên ủng hộ Kiev chiếm đa số, 141/193.
Với lựa quan điểm này, một lần nữa Trung Quốc chọn “im lặng” giải pháp an toàn nhất hiện nay, không gây thêm mâu thuẫn với phương Tây cũng không khiến đồng minh thất vọng.
Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo? Không gì khác ngoài sách lược “liệu cơm gắp mắm”. Nhưng chắc chắn một điều, các ngân hàng Trung Quốc đang huy động lượng tiền khổng lồ phục sẵn cơ hội giành phần tái thiết hậu chiến tranh.
Cách làm này nhiều lần được áp dụng, như ở thời kỳ đại suy thoái kinh tế - tài chính toàn cầu 2008; lần gần nhất là khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, Trung Quốc lập tức tiếp đón phái đoàn Taliban tại Bắc Kinh, nhanh chóng thiết lập quan hệ, hỗ trợ thể chế mới.
Liệu cuộc chiến này sẽ khiến Mỹ sao nhãng điểm “nóng” châu Á - Thái Bình Dương? Mỹ cũng khôn ngoan không kém, họ chẳng hề đơn độc chống lại Nga, theo đó ông Joe Biden thông qua các tổ chức quốc tế để bao vây Moscow.
Washington chưa hao tổn bất cứ thứ gì ở Ukraine. Vì vậy, sự kiện lần này không ảnh hưởng đến hành động của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc và thế cuộc Nga - Ukraina
04:50, 20/02/2022
Ukraina từng ăn “bánh vẽ” như thế nào?
04:00, 17/02/2022
Vì sao Mỹ - Nga “dị mộng” về Ukraina?
05:14, 16/02/2022
Liên minh Nga - Trung nhìn từ Ukraina
05:15, 15/02/2022
Mỹ làm gì nếu Nga đánh Ukraina?
05:30, 25/01/2022
Nếu Nga đánh Ukraina
05:03, 11/12/2021
Căng thẳng Mỹ - Nga và quân bài Ukraina
05:00, 10/12/2021