Doanh nghiệp nông sản cần chuyển hướng xuất khẩu nếu dịch bệnh virus Corona kéo dài
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đang theo dõi sát sao tình hình bệnh dịch viêm phổi do virus corona gây ra để đánh giá khả năng tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trước mắt, chưa nhận thấy khả năng bệnh dịch này có tác động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện đã có thông tin về việc nhu cầu tiêu thụ một số sản phẩm nông sản tại Trung Quốc chững lại do diễn biến phức tạp của bệnh dịch tại Trung Quốc. Mặt khác, do công tác chống dịch đang được thực hiện nghiêm ngặt nên việc vận chuyển giao nhận hàng hóa giữa các tỉnh, thành của Trung Quốc cũng hết sức khó khăn.
Có thể bạn quan tâm
Lo ngại dịch bệnh viêm phổi do virus corona, người dân TP. HCM đeo khẩu trang thưởng lãm đường hoa Nguyễn Huệ
03:00, 29/01/2020
Lo ngại virus corona "lan" sang nền kinh tế
00:00, 29/01/2020
Sợ virus corona, khách du lịch bịt kín mít dạo phố cổ Hội An
19:08, 28/01/2020
Bệnh nhân Trung Quốc nhiễm virus corona điều trị tại Việt Nam đã được chữa khỏi
12:02, 28/01/2020
Ngành du lịch châu Á gặp "hạn" đầu năm do virus Corona
08:00, 28/01/2020
Hai trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh viêm phổi virus corona tại Việt Nam
01:45, 24/01/2020
Hà Nội: Nữ du học sinh vừa trở về từ Vũ Hán nghi mắc viêm phổi virus corona
14:00, 23/01/2020
Thủ tướng chỉ đạo khẩn về chống dịch bệnh viêm phổi virus corona
13:00, 23/01/2020
Qua trao đổi nhanh với Sở Công Thương các tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai, Cục Xuất nhập khẩu được biết các cặp cửa khẩu thuộc địa bàn thị Bằng Tường của Trung Quốc sẽ kéo dài thời gian đóng cửa đến hết ngày 8/2/2020 (trừ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan mở cửa vào ngày 3/2/2020) với lý do đảm bảo công tác phòng chống dịch. Nếu dịch kéo dài, việc thông thương, đi lại tại các cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc bị hạn chế thì chắc chắn lưu lượng hàng hóa thông qua các cửa khẩu sẽ bị ảnh hưởng.
Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh nông sản, cần lường trước tình huống doanh nghiệp Trung Quốc không thể nhận hàng để có giải pháp thay đổi phương thức giao hàng, chuyển hướng xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước cho phù hợp. Các doanh nghiệp cần bám sát tình hình, trao đổi thường xuyên với đối tác để nắm được những thay đổi phát sinh trong trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh gây ra.
Các địa phương có đường biên giới với Trung Quốc cũng cần theo dõi chặt chẽ hoạt động giao thương của cư dân biên giới để đảm bảo có biện pháp quản lý đồng bộ với hoạt động thương mại thông qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi và có thông báo, khuyến cáo đến các địa phương, doanh nghiệp khi có những diễn biến mới của bệnh dịch có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 41,41 tỷ USD. Trong đó một số mặt hàng có kim ngạch lớn là thuỷ sản: 1,23 tỷ USD; nông sản: 2,429 tỷ USD; hạt điều: 590 triệu USD; cà phê: 101 triệu USD; gạo: 240 triệu USD; sắn và các sản phẩm từ sắn: 860 triệu USD...
Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 12h ngày 29/1, Trung Quốc ghi nhận 5.974 trường hợp mắc virus corona với số ca tử vong là 132. Ở 17 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc, số ca mắc virus corona là 87 và chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Hiện chưa có người Việt Nam nào nhiễm virus corona. Với trường hợp 2 cha con người Trung Quốc dương tính với virus, đang được điều trị, cách ly tại Bệnh viện Chợ Rẫy, tình trạng sức khỏe đã ổn định, trong đó 1 người đã xét nghiệm lại cho kết quả âm tính với virus corona.