Vì Trung Quốc đang chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thế giới, dịch viêm phổi do chủng virus corona mới có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng hơn đối với kinh tế toàn cầu.
Đài phát thanh và truyền hình KBS đưa tin, kể từ khi bệnh nhân thứ hai nhiễm virus corona chủng mới, còn gọi là bệnh viêm phổi Vũ Hán, được phát hiện tại Hàn Quốc, lo ngại về tác động tiêu cực của tình hình dịch bệnh lên nền kinh tế ngày càng gia tăng. Thị trường tài chính toàn cầu đang chao đảo vì dịch viêm phổi Vũ Hán.
Trong phiên giao dịch đầu tiên sau Tết Nguyên đán ngày 28/1, chỉ số chứng khoán đã có xu hướng giảm, trong khi tỷ giá hối đoái won-USD tăng mạnh.
Tình hình dịch bệnh lây lan ngày càng nghiêm trọng đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế, bởi do tác động của dịch bệnh, hoạt động kinh tế sẽ giảm sút gây ra bất ổn thị trường, và triển vọng tăng trưởng kinh tế cũng giảm.
Chịu thiệt hại đầu tiên chính là các ngành dịch vụ như du lịch, kinh doanh khách sạn và nhà hàng.
Trước đó, khi virus gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính (SARS) và virus gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) lây lan mạnh ở Hàn Quốc, ngành dịch vụ đã phải hứng chịu thiệt hại.
Trong đợt bùng phát SARS năm 2002-2003, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Hong Kong đều giảm khoảng 3%.
Đặc biệt là vào năm 2003, du lịch của Trung Quốc lần đầu tiên tăng trưởng âm trong vòng 10 năm, và các lĩnh vực trong ngành này đều chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Các chuyên gia nhận định so với dịch bệnh SARS, dịch viêm phổi do chủng virus corona mới có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng hơn đối với kinh tế toàn cầu, vì Trung Quốc đang chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thế giới.
Được biết, Trung Quốc chiếm 8,9% tỷ trọng kinh tế toàn cầu năm 2003, thời điểm bệnh SARS bùng phát, nhưng đến nay đã lên tới 20%.
Cùng với đó, ngành du lịch chiếm 39% tỷ trọng kinh tế trong nước Trung Quốc năm 2003, nhưng đã tăng lên mức 59% vào năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm
07:30, 29/01/2020
06:15, 29/01/2020
04:15, 29/01/2020
03:00, 29/01/2020
Ngành xuất khẩu và du lịch của Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, nên có thể Seoul sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Theo New York Times, sự bùng phát của dịch virus corona tại Trung Quốc phủ bóng đen lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và làm dấy lên nỗi lo ngại về nền kinh tế toàn cầu nếu virus tiếp tục lan rộng.
Từ giữa tuần trước, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán, "tâm chấn" của dịch virus corona. Lệnh phong tỏa sau đó được mở rộng ra hơn 10 thành phố với 35 triệu dân tại tỉnh Hồ Bắc.
Virus mới có vẻ như không nguy hiểm bằng SARS, nhưng rất khó bị phát hiện. Và nhà chức trách Trung Quốc chỉ phong tỏa Vũ Hán sau khi 5 triệu người đã rời khỏi đây.
"Tác động của virus corona còn phụ thuộc vào việc Trung Quốc minh bạch với cộng đồng quốc tế đến đâu", ông Peter Levesque, Giám đốc Modern Terminals ở Hong Kong nhận định. “Các doanh nghiệp chỉ cần điều đó”.
Vũ Hán là thành phố trọng yếu với tuyến giao thông và vận tải quan trọng của Trung Quốc. Thành phố là một trung tâm vận tải quốc gia và cũng là trung tâm sản xuất ôtô với các nhà máy của General Motors, Honda và nhiều công ty phụ tùng ôtô khác.
Các thị trường rúng động và giới đầu tư lo ngại khi Trung Quốc phong tỏa hơn 10 thành phố với 35 triệu dân để chặn dịch virus corona.
Theo New York Times, sự bùng phát của dịch virus corona tại Trung Quốc phủ bóng đen lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và làm dấy lên nỗi lo ngại về nền kinh tế toàn cầu nếu virus tiếp tục lan rộng.
Từ giữa tuần trước, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán, "tâm chấn" của dịch virus corona. Lệnh phong tỏa sau đó được mở rộng ra hơn 10 thành phố với 35 triệu dân tại tỉnh Hồ Bắc.
Các nhà ga và sân bay trở nên vắng lặng bất ngờ trong dịp Tết Nguyên Đán, 7 bộ phim lớn bị hủy chiếu và hàng loạt điểm du lịch nổi tiếng, trong đó có Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, thông báo đóng cửa từ ngày 26/1 (mồng 2 Tết Nguyên Đán).
Một câu hỏi lớn mà rất nhiều người đang đặt ra vào lúc này là liệu virus corona có gây tác hại lớn như đại dịch SARS năm 2003 hay không. Khi đó, dịch SARS cướp đi sinh mạng của 800 người.
Đây là câu hỏi vượt ra ngoài phạm vi Trung Quốc. Bởi từ nhiều năm qua, nền kinh tế Trung Quốc là cỗ máy tăng trưởng toàn cầu. Nếu kinh tế Trung Quốc lao đao, tăng trưởng các khu vực khác trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Năm 2003, tăng trưởng Trung Quốc chỉ chịu ảnh hưởng ngắn hạn từ dịch SARS và quay trở lại mạnh mẽ khi các công ty toàn cầu ồ ạt xây dựng nhà máy ở Trung Quốc và xuất khẩu hàng hóa ra thế giới.
Hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc có quy mô lớn hơn năm 2003 nhưng tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong vòng 3 thập kỷ. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã hụt hơi vì chiến tranh thương mại và bom nợ 40.000 tỷ USD.
Năm 2003 khi SARS bùng phát, các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vận tải, bán lẻ và dịch vụ nhà hàng. Với dịch virus corona, tác động cụ thể còn chưa quá rõ ràng. Chính quyền Trung Quốc có vẻ như đã phản ứng nhanh hơn so với hồi năm 2003, nhưng ở thời điểm ban đầu vẫn bị cho là chậm.
Virus mới có vẻ như không nguy hiểm bằng SARS, nhưng rất khó bị phát hiện. Và nhà chức trách Trung Quốc chỉ phong tỏa Vũ Hán sau khi 5 triệu người đã rời khỏi đây.
"Tác động của virus corona còn phụ thuộc vào việc Trung Quốc minh bạch với cộng đồng quốc tế đến đâu", ông Peter Levesque, Giám đốc Modern Terminals ở Hong Kong nhận định. “Các doanh nghiệp chỉ cần điều đó”.
Vũ Hán là thành phố trọng yếu với tuyến giao thông và vận tải quan trọng của Trung Quốc. Thành phố là một trung tâm vận tải quốc gia và cũng là trung tâm sản xuất ôtô với các nhà máy của General Motors, Honda và nhiều công ty phụ tùng ôtô khác.
Tác động của dịch virus corona với kinh tế Trung Quốc có thể còn kéo dài. Một mục tiêu của Trung Quốc là thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Bắc Kinh đưa ra nhiều chính sách để phát triển văn hóa tiêu dùng nhằm đảm bảo nền kinh tế Trung Quốc ít phụ thuộc vào xây dựng và các dự án cơ sở hạ tầng.
Nhưng sự thay đổi đó khiến nền kinh tế Trung Quốc dễ bị tổn thương trước những sự kiện ảnh hưởng đến tiêu dùng.
Tiêu dùng tại Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề trong năm 2019. Giá thịt lợn tăng phi mã trong suốt năm, đẩy chi phí sinh hoạt tăng cao. Các gia đình Trung Quốc đang phải tiết kiệm nhiều hơn bởi lạm phát leo thang.
"Tiêu dùng sẽ suy giảm vì dịch. Mối lo ngại lớn nhất là rất nhiều người hủy bỏ kế hoạch du lịch và chi tiêu", nhà kinh tế Julian Evans-Pritchard của Capital Economics nói.
Trước mắt, dịch virus corona đã phá nát mùa phim Tết của Trung Quốc. Năm ngoái, doanh thu phòng vé phim Tết nước này đạt kỷ lục 860 triệu USD, theo Maoyan.