Tổ chức đấu thầu - nhìn từ quốc tế
Đấu thầu có thể hiểu là một cuộc thi để chọn ra nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất dựa trên nguyên tắc cạnh tranh, minh bạch và công bằng.
>>Sửa Luật Đấu thầu: Cần tăng cường tính công khai, minh bạch
Hiện nay hầu hết các nhà nước trên thế giới đều xây dựng khung khổ pháp lý về đấu thầu. Chính sách mua sắm, chi tiêu, xây dựng công ở Mỹ ra đời khá sớm - sau thời kỳ đại suy thoái 1929 -1933. Được thiết kế trên tinh thần vì lợi ích quốc gia, cung cấp việc làm, ưu tiên doanh nghiệp trong nước.
“Chơi” theo luật
Luật mua sắm của Mỹ thường đính kèm với hợp đồng xây dựng. Việc sửa chữa hay xây mới các công trình công cộng phải sử dụng nguyên vật liệu được sản xuất trong lãnh thổ. Danh tính nhà thầu được công bố rộng rãi, nếu không đáp ứng điều kiện trên, cơ quan tư pháp sẽ truất quyền tham gia đấu thầu.
Luật pháp Mỹ định hướng chủ đầu tư chú ý đến 3 khía cạnh trong quá trình đấu thầu: Chi phí, chất lượng và tiến độ. Nếu chi phí là mục tiêu chính của dự án, nó được hiểu là bao gồm cả chất lượng và thời gian. Khi thời gian là yếu tố chính thì chất lượng và chi phí sẽ là kết quả của những quyết định tiếp theo để giao nhận thầu dự án trong một khoảng thời gian định trước.
Xác định giá trị dự án là cơ sở khoa học để quản lý dự án đó. Phân tích các yếu tố như độ bền nguyên vật liệu để xác định tuổi thọ công trình; cân nhắc các sáng kiến giảm thiểu thời gian thi công mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Quá trình xác định giá trị dự án rất khắt khe và phức tạp, gồm nhiều bước để đi đến sự chấp thuận giao thầu hay không. Việc này do chủ đầu tư nhà nhà thiết kế chuyên môn quyết định, tuyệt đối không có sự tham gia của các nhà thầu.
Tại Nhật Bản, đất nước nổi tiếng về tính kỷ luật, nhưng gian lận đấu thầu được coi là vấn nạn. Các công ty tự tính toán để định giá nhận thầu công trình. Tuy nhiên một điều tra đã chỉ ra rằng trung bình các hợp đồng thắng thầu ở Nhật đạt tới 95,3% giá trần bí mật của Chính phủ! Obayashi, Shimizu, Takenaka, Kajima và Taisei là 5 cái tên “trùm” trong lĩnh vực đấu thầu và thi công.
>>5 “chiêu trò” lách luật phổ biến trong đấu thầu
Tuy vậy, khi hoạt động đấu thầu ở Nhật Bản bị lũng đoạn thì cơ quan tư pháp đã chứng minh uy tín của nền công vụ. Năm 2018, tòa án quận Tokyo đã yêu cầu hai công ty gồm Obayashi và Shimizu phải trả mức phạt lần lượt là 1,17 triệu USD và 1,5 triệu USD do vi phạm luật cạnh tranh, và cấm tham gia đấu thầu 120 ngày.
Những vấn đề của Việt Nam
Việt Nam có gần 30 năm kinh nghiệm triển khai công tác đấu thầu, Bộ luật Đấu thầu đầu tiên ra đời năm 2005, giúp cho hoạt động cung ứng dịch vụ “công - tư” được thị trường hóa, hướng đến thông lệ quốc tế.
Nhưng vẫn còn căn bệnh mãn tính khó chữa trị, xảy ra trong lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng cơ bản đã gây bức xúc dư luận. Một số chiêu thức được nhận diện như “thông thầu”, “thân hữu” và “lobby”; các hành vi phổ biến là “bán lại dự án”, “chủ đầu tư bắt tay với bên xác định giá trị dự án”. Hệ quả gây thất thoát, lãng phí, sứt mẻ uy tín nền công vụ.
Khung khổ pháp lý rõ ràng, hệ thống các cơ quan giám sát, hậu kiểm hùng hậu nhưng tại sao, trong vòng 10 năm gần đây ở nước ta có tới 1.900 vụ án với 4.400 bị cáo liên quan đến đấu thầu, mua sắm, xây dựng?
Ở góc độ tâm lý, người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung luôn sẵn suy nghĩ thích sử dụng người gần gũi. Nếu làm quan nghĩa là “cả họ được nhờ”. Không hiếm người quyền cao chức trọng ở địa phương có người nhà làm chủ doanh nghiệp xây dựng, dịch vụ, đấy chính là “sân sau”.
Người thi hành công vụ không đủ tỉnh táo, nghiêm chỉnh để sử dụng quyền năng của luật pháp. Khi thực hiện thẩm định nhà thầu, dự án, người ta sử dụng rất nhiều quy trình, có khi bị đẩy đến mức nhiêu khê. Thế nhưng khi vỡ lẽ, được yêu cầu điều tra làm rõ thì toàn bộ quy trình chỉ là hình thức bên ngoài, chỉ có ý nghĩa hợp thức hóa.
Bằng những cách nào đó, công chúng rất mù mờ về các công trình được xây dựng bằng tiền thuế của mình. Họ không rõ năng lực nhà thầu, cách thức chọn nhà thầu, giá cả, nguồn gốc xuất xứ trang thiết bị. Vô hình trung, công cụ giám sát hiệu quả nhất không được sử dụng!
Có thể bạn quan tâm
Còn nhiều “điểm đen” trong đấu thầu
03:30, 16/12/2022
Cần đối thoại với doanh nghiệp xây dựng về đấu thầu
03:20, 14/12/2022
Tây Nguyên vẫn còn nhiều "sạn" trong đấu thầu
03:20, 13/12/2022
Phát triển năng lượng tái tạo thông qua đấu thầu: Kinh nghiệm quốc tế
03:30, 19/11/2022
Chống “cài cắm” tiêu chí trong đấu thầu
11:45, 15/11/2022
Cần chương riêng về đấu thầu thuốc
10:26, 15/11/2022
Sửa Luật Đấu thầu: Cần tăng cường tính công khai, minh bạch
04:00, 15/11/2022
OCB tung sản phẩm dành cho khách hàng đấu thầu trên hệ thống VNEPS
08:00, 09/11/2022
5 “chiêu trò” lách luật phổ biến trong đấu thầu
11:27, 08/11/2022
Hoá giải bất cập trong Luật Đấu thầu
02:00, 07/11/2022
Sửa Luật Đấu thầu: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong đấu thầu
22:21, 06/11/2022
Nan giải đấu thầu thuốc
11:00, 06/11/2022
Nhận diện sai phạm trong đấu thầu
03:20, 30/10/2022