[CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Đầu xuân vãn cảnh Lôi Âm Tự

Lê Cường 08/02/2019 07:00

Cửa ngõ TP. Hạ Long, Quảng Ninh có một ngôi chùa vẫn được người dân gọi là chốn tiên cảnh, bởi ngôi chùa có vẻ đẹp hoang sơ ngự giữa chốn mênh mang hùng vĩ của sông núi. Đó là Lôi Âm Tự (chùa Lôi Âm).

Để đến với chùa Lôi Âm (phường Đại Yên, Hạ Long), du khách, phật tử sẽ ngồi đò qua hồ Yên Lập. Những vị khách thường xuyên phải sống nơi thị thành ồn ào, bụi bặm như tôi thì không gian mênh mang, trong trẻo và tĩnh lặng của Hồ Yên Lập thật có sức quyến rũ mạnh mẽ.

Trong cái xa xanh, ngút ngát của dãy linh khứu kỳ sơn kia là ngôi chùa Lôi Âm. Ảnh Lê Cường

Trong cái xa xanh, ngút ngát của dãy Linh Thứu Kỳ Sơn kia là ngôi chùa Lôi Âm. Ảnh Lê Cường

Hơn một cây số từ bến sông, con đuờng mòn dưới những tán cây rừng của Linh Thứu Kỳ Sơn đưa du khách đến Lôi Âm. Không có những bậc đá làm mỏi gối, chùn chân, nhưng vẫn còn đó một chút gian nan, một chút nhọc nhằn như để thử thách thành tâm của phật tử thập phương khi hành hương lên chùa, và sự kiên trì, bền bỉ biết đâu sẽ giúp cõi lòng ta thanh thản, gạt hết những muộn phiền đời thường để về với chốn từ bi nơi cửa Phật.

Đường lên chùa Lôi Âm có cảnh rất đẹp. Ảnh BQN

Đường lên chùa Lôi Âm có cảnh rất đẹp. Ảnh BQN

Hơn 30 phút đường mòn vượt dốc và giờ đây trước mắt tôi là một Lôi Âm Thiền Tự trầm mặc trong mầu xanh miên man của cây rừng. Nhiều thế kỷ đã trôi qua, sự biến thiên nghiệt ngã của trời đất, ngôi chùa cổ đã không còn, trên nền cũ là một ngôi chùa mới được tạo bởi sự thành tâm công đức của các phật tử gần xa.

Dẫu vậy vẫn còn đây dấu tích xưa, cảnh vật, không gian vẫn đẫm màu hoài cổ, khiến du khách mỗi lần đến thăm đều cảm nhận được vẻ trang nghiêm, mà huyền bí, mênh mông và trầm mặc của chốn danh lam cổ tích.

Sau chùa có giếng Tiên bốn mùa trong xanh, suối Giải Oan từ đỉnh núi chảy xuống đến chùa chia làm hai nhánh. Đặc biệt hơn là khu rừng này có loài hoa Sở một năm hai lần nở hoa, trong đó có 1 lần hoa nở vào chính lễ giỗ Tổ ngày 27 tháng Giêng.

Bà Nguyễn Thị Hoan, phường Đại Yên, cho biết: "Tôi gắn bó với nơi này vài chục năm rồi. Năm 1998, Sư thầy Thích Tục Khang cùng đệ tử Thích Bản Tường về đây tiếp nhận GPMB, vừa trồng cây gây rừng đồng thời bảo vệ rừng nguyên sinh (nhiều lần bị cháy và chặt phá). Năm 2002, Sư thầy Thích Bản Tường chính thức nhận quyết định trụ trì, chung tay cùng chính quyền và nhân dân địa phương dồn công, góp sức vượt hồ sâu, núi cao vài km xây dựng lại chùa. Năm 2007 khánh thành ngôi chùa bằng gỗ đẹp nhất nhì Hạ Long. Dân làng chúng tôi mừng lắm, thường nhắc nhở con cháu đi đâu, làm gì nhớ về chùa lễ Tổ cầu xin, mọi việc sẽ được thuận lợi may mắn". 

Những tấm bia cổ trường tồn với thời gian.

Những tấm bia cổ trường tồn với thời gian.

Sư thầy Thích Bản Tường trụ trì Lôi Âm cho biết, nhà chùa tìm lại được 5 văn bia, 20 tháp đổ nát  và cây hương bằng đá xây lại toàn bộ. Trong văn bia lưu lại dòng chữ: “Hoàng Triều năm chính hòa thứ 7”, nghĩa là vào khoảng TK 17. Như vậy cách đây khoảng 200 năm ngôi chùa đã được trùng tu lần thứ 3. Bên trái chùa có 2 cây xoài theo đánh giá của các nhà khoa học thì tuổi thọ của nó khoảng 700 tuổi, điều này khẳng định chùa Lôi Âm có từ gần ngàn năm về trước

Không xa nền chùa cũ là khu Lăng tháp quy tự gần 20 ngọn tháp cổ cũng là nơi đặt xá lị những vị sư đã từng trụ trì ngôi chùa này. Những cuộc đời gắn mình nơi cửa Phật, sống trọn đời cho giáo lý từ bi hỷ xả, thân xác nằm đây dưới vi vút thông reo, những linh hồn đã siêu thoát nơi cõi Phật, để lại cho người đời sau niềm hoài cổ thành kính.

Những ngọn tháp cổ này có kiến trúc độc đáo, hiếm thấy ở những nơi khác góp phần làm nên nét riêng cho ngôi chùa này. Sự cổ kính của chốn danh lam này không chỉ ở những dấu tích còn lại của người xưa. Vẻ hoang sơ, nét thâm u, những tảng đá, rất nhiều những tảng đá bị bào mòi bởi rêu phong, mưa nắng.

Khu tháp cổ, nơi chôn các thế hệ sư trụ trì chùa

Khu lăng tháp cổ, nơi chôn các xá lị của các vị sư trụ trì chùa.

Có thể bạn quan tâm

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Chuyện buồn ngày Tết

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Chuyện buồn ngày Tết

    06:00, 08/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Gom chút mùa Xuân

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Gom chút mùa Xuân

    05:07, 08/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Một kiếp Nhân sinh được bao lần đón nhận Xuân về?

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Một kiếp Nhân sinh được bao lần đón nhận Xuân về?

    20:40, 07/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Tiễn tổ tiên trong mâm cỗ hóa vàng!

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Tiễn tổ tiên trong mâm cỗ hóa vàng!

    14:57, 07/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Một chuyện dễ thương ở The Coffee House

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Một chuyện dễ thương ở The Coffee House

    11:48, 07/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Giải hạn để đón “lửa thiêng” của cộng đồng B’râu

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Giải hạn để đón “lửa thiêng” của cộng đồng B’râu

    07:23, 07/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Chơi pháo đất - nghề chơi cũng lắm công phu...

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Chơi pháo đất - nghề chơi cũng lắm công phu...

    06:02, 07/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Hải Phòng

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Hải Phòng "giao thoa" xưa và nay

    06:00, 07/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Những ký ức tuổi thơ ùa về trong ngày Tết quê

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Những ký ức tuổi thơ ùa về trong ngày Tết quê

    05:00, 07/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN]

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] "Tôi rất muốn được làm một người Việt Nam"

    06:30, 05/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Ngày tết nghĩ về những công nhân quét rác trên đường…

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Ngày tết nghĩ về những công nhân quét rác trên đường…

    03:00, 05/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Thanh Hóa: Người dân nô nức đi xem pháo hoa đêm giao thừa

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Thanh Hóa: Người dân nô nức đi xem pháo hoa đêm giao thừa

    01:00, 05/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Người dân Thủ đô hân hoan đón giao thừa

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Người dân Thủ đô hân hoan đón giao thừa

    23:11, 04/02/2019

Khung cảnh này khiến ta như đang đi vào một khu vườn cổ tích. Xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ, tuổi đời của chúng thể đo bằng nhiều thế kỷ và sự độc đáo của thiên nhiên hay sự lạ lùng của tạo hoá mà cây cổ thụ có tuổi đời 700 năm với tầm vóc đồ sộ này lại mọc lên từ một tảng đá vẫn rì rào kể chuyện ngàn năm, mặc cho thiên nhiên bao trận cuồng nộ, bão giông.

Một ngôi chùa nằm lưng chừng núi với diện tích khuôn viên 15 nghìn mét vuông có lịch sử hơn 700 năm với các dấu tích còn lại của 3 lần trùng tu in đậm dấu tích lịch sử lại có cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú thật xứng là đại danh lam cổ tích của vùng An Quảng xưa.

Năm 1997, chùa Lôi Âm đã được Bộ VH – TT xếp hạng di tích lịch sử văn hoá. Công cuộc trùng tu, tôn tạo ngôi chùa đã nhận được sự thành tâm, góp sức của đông đảo phật tử gần xa, đến nay chùa đã cơ bản hoàn thành 5 gian điện chính, 5 gian nhà khách, một gian tăng và tu sửa lại khu lăng tháp. Công việc tôn tạo vẫn đang tiếp tục, nhân dân trong vùng và du khách đã và đang biết đến Lôi Âm nhiều hơn.

Vào hội chùa, rất động phật tử du khách gần xa về tham dự

Vào hội chùa, rất động phật tử du khách gần xa về tham dự..

Lễ hội chùa Lôi Âm diễn ra vào ngày 27/1 Âm lịch hàng năm. Thể thức đầu tiên là lễ dâng hương được diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính. Người làm chủ lễ là người cao tuổi nhất, được cả làng kính trọng. Sau nghi lễ đó là lễ cầu cho năm mới gặp nhiều may mắn, cuộc sống bình yên. Những ngày tiếp theo diễn ra các trò chơi dân gian truyền thống như: chọi gà, đánh vật, đánh cờ…đến hết ngày 30/1.

Những ngày lễ hội, hàng ngàn Phật tử du khách về đây, chốn thiêng trời đất không phải chỉ để trảy hội du ngoạn, để hiểu thêm lịch sử mà để gửi gắm ước nguyện an lành, để cõi lòng thanh thản, nói theo những điều răn của Phật, đó là lòng từ bi hỷ xả, vị tha hướng thiện và để sống đẹp hơn, tốt hơn trong cõi nhân sinh, diệu vợi.

..công tác an ninh trật tự, đảm bảo bến bãi dỗ xe luôn được phường Đại Yên và công ty TNHH Nguyên Tâm đơn vị được giao khai thác các điểm trông giữ xe phối hợp đảm bảo cho du khách, phật tử trảy hội. Ảnh Lê Cường

..công tác an ninh trật tự, bến bãi dỗ xe luôn được phường Đại Yên và công ty TNHH Nguyên Tâm đơn vị được giao khai thác các điểm trông giữ xe phối hợp đảm bảo cho du khách, phật tử trảy hội. Ảnh Lê Cường

Mỗi năm một lần trở lại nơi đây, lòng bỗng vui hơn khi thấy Lôi âm, chốn linh thiêng đồng thời là một chứng tích lịch sử văn hoá đang ngày càng nhận được nhiều hơn sự quan tâm, chăm sóc, ngưỡng vọng. Mong sao những chứng tích xưa được giữ gìn, bảo vệ để chúng ta mỗi khi đến đây thêm một lần bâng khuâng được sống lại không gian văn hoá một thời xa xưa của cha ông để yêu hơn nguồn cội.

Kính mời quý độc giả gửi bài viết chia sẻ cảm xúc ngày Xuân của mình qua hộp thư toasoan@dddn.com.vn. Bài viết phù hợp sẽ được đăng tải kèm theo chế độ nhuận bút nhanh, hấp dẫn.

Lê Cường