[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Tử tế khi sử dụng mạng xã hội

Đỗ Ngô Trần (30/24 Đường 22, phường Phước Long B, Q.9, TP.HCM) 30/10/2019 09:28

Ứng xử trên mạng xã hội còn là chuyện văn hóa, đạo đức trong từng thông tin mình đưa ra, phản hồi theo hướng tích cực hay tiêu cực.

Mạng xã hội là nơi tốt để tra cứu thông tin, tìm tài liệu, bày tỏ quan điểm cá nhân, phản biện lành mạnh… Song, nhiều người lại dễ bị kích động hùa theo đám đông.

Mỗi sáng thức dậy, thay vì bật tivi, mở đài, cầm tờ báo và vào các trang báo mạng điện tử để xem tin tức, rất nhiều người lại bắt đầu bằng những dòng thông tin rất ngắn trên các trang mạng xã hội.

Mỗi sáng thức dậy, thay vì bật tivi, mở đài, cầm tờ báo và vào các trang báo mạng điện tử để xem tin tức, rất nhiều người lại bắt đầu bằng những dòng thông tin rất ngắn trên các trang mạng xã hội.

Mới đây, facebook được cho là của một nam ca sĩ nổi tiếng, bức xúc viết những dòng chữ kích động, kêu gọi “anh em” đi đòi “công lý” cho một em bé ở Tiền Giang vì bị cha bạo hành. Thậm chí, nam ca sĩ còn treo thưởng 20 triệu đồng cho người nào tát vào mặt người cha này để dạy cho một bài học. Đáng nói, vụ việc đã diễn ra từ mấy năm trước.

Với số lượng fan đông đảo, rất nhiều người đã hùa theo bình luận, chia sẻ thông tin với bạn bè trên mạng xã hội. Kết quả là, hàng trăm người đã tìm đến nhà trọ, đánh người cha đó. Rất may sự việc không vượt quá giới hạn khi chính quyền, người dân kịp thời ngăn chặn.

Sự việc phản cảm ngay lập tức đã dấy lên làn sóng phản đối nam ca sĩ này. Đa số ý kiến không ủng hộ việc một người nổi tiếng, có ảnh hưởng xã hội lại đưa ra những lời kêu gọi hoàn toàn trái pháp luật.

Hay gần đây, hàng loạt tài khoản mạng xã hội đã chia sẻ với tốc độ chóng mặt thông tin nhiều người đột tử vì bệnh viêm cơ tim. Đáng nói là với tâm lý đám đông, thói quen like dạo, share bừa bãi, nhiều tài khoản facebook không biết chắc nguyên nhân, nhưng vẫn đồng loạt chia sẻ rằng đây là virus lạ, thậm chí còn đặt tên cho nó là “Virus viêm cơ tim”. Do những thông tin hoang mang dư luận này, nhiều chuyên gia y tế, bác sĩ đã phải lên tiếng, bác bỏ tin đồn thất thiệt.

Có thể bạn quan tâm

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Cảm phục người phụ nữ nghèo bán vé số trả lại hơn 100 triệu đồng nhặt được

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Cảm phục người phụ nữ nghèo bán vé số trả lại hơn 100 triệu đồng nhặt được

    14:07, 29/10/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Người

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Người "thắp lửa" bếp ăn tình thương ở Bình Phước

    00:52, 28/10/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Đôi vợ chồng 90 tuổi ở Hà Tĩnh viết đơn xin thoát nghèo

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Đôi vợ chồng 90 tuổi ở Hà Tĩnh viết đơn xin thoát nghèo

    00:08, 24/10/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Những anh tài xế tử tế

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Những anh tài xế tử tế

    22:13, 22/10/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Ấm lòng với “chuyến xe 0 đồng” cho bệnh nhân nghèo

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Ấm lòng với “chuyến xe 0 đồng” cho bệnh nhân nghèo

    11:00, 22/10/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Anh tài xế đăng tin tìm người gây tai nạn để trả lại tiền bồi thường

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Anh tài xế đăng tin tìm người gây tai nạn để trả lại tiền bồi thường

    00:00, 22/10/2019

Mỗi sáng thức dậy, thay vì bật tivi, mở đài, cầm tờ báo và vào các trang báo mạng điện tử để xem tin tức, rất nhiều người lại bắt đầu bằng những dòng thông tin rất ngắn trên các trang mạng xã hội. Nếu như trước đây, tâm trạng xã hội được đo lường qua kênh báo chí là chủ yếu thì nay mạng xã hội đang dần chiếm lĩnh, khẳng định vị trí này. Điều này đã tạo ra sự chuyển biến lớn trong cách sử dụng các phương tiện truyền thông hiện nay của công chúng, ảnh hưởng rất lớn đến lưu lượng, giá trị thông tin được truyền tải. Thực tế cũng cho thấy, trong nhiều trường hợp, mạng xã hội có tác động rất lớn trong việc tạo dựng, định hướng và dẫn dắt dư luận xã hội, đặc biệt tại một số thời điểm nhạy cảm, trong một số vụ việc mất an ninh trật tự.

Trên mạng xã hội, người ta thoải mái chê bai, thậm chí là xỉ nhục danh dự cá nhân, tổ chức mà không chịu sự kiểm soát hoặc phán xét của bất kỳ ai. Nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… trở thành nạn nhân của những dụng tâm ác ý, có chủ đích. Chỉ trong tích tắc, danh dự, nhân phẩm, thương hiệu của cá nhân, tập thể bị phá hoại mà không cách nào khắc phục.

Có thể nói, ứng xử trên mạng xã hội còn quá nhiều biểu hiện rất đáng lo, diễn biến ngày càng phức tạp, tác hại không nhỏ đến đời sống thật. Không ít người bị dẫn dắt cảm xúc, tự biến mình thành “anh hùng bàn phím” hùa theo thông tin xấu, hoặc chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng gây hoang mang dư luận.

Phát ngôn không chỉ là việc truyền tải thông tin, còn là nghệ thuật giao tiếp. Ngày nay công nghệ mở rộng biên độ, “phát ngôn” không chỉ là tiếng nói trực tiếp mà còn là những dòng lưu lại trên mạng xã hội. Vì thế, phát ngôn hay "bút sa" trên mạng xã hội đối với cộng đồng là văn hóa xử, là thước đo văn minh của mỗi người.

Trong cộng đồng, ai cũng có thể góp phần xây dựng không gian mạng lành mạnh. Đừng hùa theo và chuyển thông tin xấu đến người thân, bạn bè. Cảm xúc con người đôi khi chỉ là nhất thời, nếu không suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đăng tải thông tin, không chỉ dẫn đến rắc rối cho mình mà còn gây tổn thương người khác. Hãy bình tĩnh chọn lọc, kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ vừa thể hiện người có hiểu biết và ý thức trách nhiệm.

Bản thân những người dùng mạng xã hội cũng phải tỉnh táo, kiểm tra cẩn thận mọi nguồn tin trên "chợ thông tin" mạng xã hội, để tránh mắc lừa, hay bị kích động, hoang mang vô cớ. Facebook là ảo nhưng hậu quả là có thật. Những ứng xử trên mạng xã hội luôn xuất phát từ người sử dụng, bởi cũng như xã hội thật, chỉ có thể tạo nên một môi trường lành mạnh, an toàn nếu như mỗi người tự hình thành những thói quen tốt, chủ động giữ gìn các giá trị đạo đức.

Thực tiễn cho thấy, việc ban hành các văn bản pháp lý, các quy định về quản lý nhà nước, cho dù có nghiêm ngặt đến đâu, cũng không thể loại trừ hoàn toàn những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội. Mặt trái của mạng xã hội luôn tồn tại và không thể xóa bỏ mà chỉ có thể hạn chế nó. Vì thế, bên cạnh những quy định của pháp luật, cần phải có một khuôn khổ thể chế “mềm” như bộ quy tắc ửng xử, chuẩn mực đạo đức về hành vi,...bổ sung cho các khung pháp lý chính thức của Nhà nước.

Để góp phần chung tay xây dựng xã hội của chúng ta ngày càng tốt đẹp, Ban biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp mở diễn đàn “NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ” mong nhận được những ý kiến, bài viết của quý độc giả, học giả, chuyên gia về vấn đề trên.

Bài vở xin gửi về hòm thư nguoiviettute@dddn.com.vn

Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ.

Trân trọng cảm ơn.

Đỗ Ngô Trần (30/24 Đường 22, phường Phước Long B, Q.9, TP.HCM)