Công nghệ - “bệ đỡ” cho nhiều mô hình đào tạo mới

HẠNH LÊ 26/11/2023 00:56

Nhu cầu của xã hội cùng sự phát triển của công nghệ đã xuất hiện một số mô hình, sản phẩm, dịch vụ học tập hiện đại.

>>>Khơi dòng đầu tư cho công nghệ giáo dục

Tại Diễn đàn Giáo dục 4.0,  TS. Tô Hồng Nam - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: ngành giáo dục đang triển khai chuyển đổi số mạnh mẽ nhằm tận dụng tiến bộ công nghệ để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học, mở ra cơ hội học tập cho mọi người.

TS Tô Hồng Nam

Theo TS Tô Hồng Nam, học tập tích hợp phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ, đáp ứng nhu cầu của người học

Chuyển đổi số giáo dục cũng là đòi hỏi tất yếu từ phía người học và xã hội, nhất là sau đại dịch COVID -19 đã tạo nên thay đổi lớn trong giáo dục, đào tạo. Để thoả mãn nhu cầu học tập, các cơ sở giáo dục buộc phải thay đổi hình thức dạy và học cho phù hợp. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, doanh nghiệp công nghệ đã nhanh nhạy cung cấp nhiều nền tảng, sản phẩm giáo dục công nghệ số tiên tiến, hiện đại.

Sau công nghệ tài chính, công nghệ y tế, công nghệ giáo dục trở thành lĩnh vực hút vốn đầu tư lớn cho các startup, các sản phẩm dịch vụ giáo dục hiện đại.

Bên cạnh đó, công nghệ giáo dục bước đầu được triển khai tại một số viện, trường như trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Viện Quản trị và công nghệ FSB (Đại học FPT) thông qua mô hình học tập tích hợp (hybrid learning).

Học tập tích hợp được đánh giá là mô hình đào tạo đột phá, mới mẻ, tiện lợi cho người học, phù hợp với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ. TS. Tô Hồng Nam cho biết thêm: học tập tích hợp là mô hình kết hợp đồng bộ giữa học trực tiếp tại lớp và học trực tuyến, với sự hỗ trợ của các công nghệ mới và nguồn học liệu đa định dạng. Giáo viên và học viên có thể tự do lựa chọn cách thức tham gia lớp học phù hợp nhất mà vẫn đảm bảo khối lượng kiến thức cũng như chất lượng đào tạo. 

Học tập tích hợp không đòi hỏi sự tập trung về địa điểm, thời gian như mô hình giáo dục truyền thống nhưng học tập tích hợp lại đòi hỏi cả người dạy, người học phải có sự chủ động cao trong việc chia sẻ và tiếp thu kiến thức, tương tác đa chiều… Ông Lê Hoàng Long - CEO Twendee Software cho rằng có 5 điểm dễ nhận thấy ở mô hình học tập mới này. Đó là sự linh hoạt trong quá trình học tập, cơ hội học tập toàn cầu, sự đa dạng về hình thức, cá nhân hóa, tận dụng được lợi thế và hỗ trợ tích cực từ các công nghệ mới.

Học tập tích cực

Học tập tích hợp tạo ra sự thay đổi lớn trong cách dạy và học của giảng viên, sinh viên

Tuy nhiên, do là mô hình mới nên học tập tích hợp cũng đang có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Thực tế cho thấy, vẫn còn một bộ phận người dạy, người học, thậm chí cả chuyên gia trong ngành chưa hiểu cặn kẽ khái niệm này; chưa phân biệt giữa hình thức hybrid learning và blended learning (học tập kết hợp). Đã có nhiều cuộc tranh luận quanh khái niệm, đặc điểm, cấp độ… cũng như sự ưu việt và giá trị của mô hình này.

Đề cập đến thực trạng chấp nhận mô hình học tập tích hợp tại Việt Nam, CEO Twendee Software dẫn báo cáo tài năng khởi nghiệp Đông Nam Á 2023 cho thấy, có 11% doanh nghiệp ủng hộ, vẫn còn người dạy, người học thiếu tin tưởng vào mô hình học tập mới này hay thiếu các phương pháp quản lý phù hợp, năng suất lao động chưa cao…

Vì thế, nhiều chuyên gia công nghệ giáo dục cho rằng, thay đổi đầu tiên và lớn nhất khi thực hiện mô hình giáo dục mới chính là thay đổi về nhận thức. Việc tiếp nhận một cách cởi mở mô hình đào tạo mới quả là không dễ dàng. Đặc biệt, học tập tích hợp sẽ kéo theo hàng loạt thay đổi trên bình diện rộng của ngành như thay đổi về phương pháp học tập và sát hạch; thay đổi về hình thức tương tác và phản biện; thay đổi về việc ứng dụng công nghệ sao cho hiệu quả, hỗ trợ tối đa tính ưu việt của mô hình này…

Cũng trong khuôn khổ của Diễn đàn EDU4.0 2023, 6 giải pháp dịch vụ giáo dục đã được vinh danh và trao giải thưởng Công nghệ giáo dục (Edutech Awards) .

Có thể bạn quan tâm

  • Startup công nghệ giáo dục Byju's huy động thành công 250 triệu USD từ Davidson Kempner

    Startup công nghệ giáo dục Byju's huy động thành công 250 triệu USD từ Davidson Kempner

    01:26, 15/05/2023

  • Vì sao Lego mua công ty công nghệ giáo dục?

    Vì sao Lego mua công ty công nghệ giáo dục?

    04:40, 15/10/2022

  • Vốn dồn dập đổ vào công nghệ giáo dục

    Vốn dồn dập đổ vào công nghệ giáo dục

    05:29, 14/09/2022

  • Sun* Startups tạo sân chơi cho startup công nghệ giáo dục và công nghệ y tế

    Sun* Startups tạo sân chơi cho startup công nghệ giáo dục và công nghệ y tế

    05:15, 01/04/2022

  • Thêm sân chơi cho startup công nghệ giáo dục và công nghệ y tế

    Thêm sân chơi cho startup công nghệ giáo dục và công nghệ y tế

    04:23, 30/03/2022

  • Thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở và công nghệ giáo dục trong bối cảnh bình thường mới

    Thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở và công nghệ giáo dục trong bối cảnh bình thường mới

    14:44, 24/03/2022

  • VIISA đầu tư vào start-up công nghệ giáo dục SHub

    VIISA đầu tư vào start-up công nghệ giáo dục SHub

    03:16, 29/01/2022

  •  Zone Startup Việt Nam đầu tư startup công nghệ giáo dục Deepview

     Zone Startup Việt Nam đầu tư startup công nghệ giáo dục Deepview

    03:23, 03/12/2021

  • Startup công nghệ giáo dục Geniebook gọi vốn thành công 16,6 triệu USD

    Startup công nghệ giáo dục Geniebook gọi vốn thành công 16,6 triệu USD

    04:26, 21/10/2021

  • Startup công nghệ giáo dục Educa gọi vốn thành công 2 triệu USD

    Startup công nghệ giáo dục Educa gọi vốn thành công 2 triệu USD

    04:23, 09/07/2021

  • Thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam đón nhiều startup ngoại

    Thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam đón nhiều startup ngoại

    05:08, 25/01/2021

  • Xu hướng nào cho công nghệ giáo dục trực tuyến?

    Xu hướng nào cho công nghệ giáo dục trực tuyến?

    02:54, 21/01/2021

  • Startup công nghệ giáo dục Singapore mở văn phòng tại Việt Nam

    Startup công nghệ giáo dục Singapore mở văn phòng tại Việt Nam

    03:56, 20/01/2021

HẠNH LÊ