Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã nói ở bài trước, sự ra đời của Luật Đầu tư là một trong những dấu mốc đáng chú ý trên con đường hội nhập của Việt Nam.

Mặc dù, bên cạnh những thành công đã đạt được trong thu hút FDI nhưng Luật Đầu tư nước ngoài 1987 không thể tránh khỏi những thiếu sót, hoặc hạn chế mà trong quá trình thực hiện mới nảy sinh".

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.

Nhiều dự án chưa phù hợp quy hoạch

Năm 1990, Việt Nam đã lần đầu tiên phải sửa đổi Luật. Sau đó, liên tục có các đợt sửa đổi Luật trong năm 1992, 1996, 2000, 2005, rồi năm 2014, để có các quy định phù hợp hơn với diễn biến kinh tế thế giới và Việt Nam. Thế nhưng, vai trò của Luật Đầu tư nước ngoài 1987 là vô cùng to lớn.

Đóng góp của khu vực FDI vào nền kinh tế là không thể phủ nhận, song bên cạnh những dấu ấn tích cực, khu vực FDI vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: sự liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước còn lỏng lẻo, tỷ lệ nội địa hóa thấp, nhất là đối với ngành công nghiệp ô tô, điện tử.

Nhược điểm chính của FDI hiện nay chính là tác động lan toả. Tại Việt Nam, tác động lan toả chưa được như kỳ vọng, thể hiện trong việc các doanh nghiệp Việt Nam vẫn hạn chế tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo đánh giá chung của các nhà kinh tế, Việt Nam có 21% doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi đó ở Thái Lan tỷ lệ này là 30%, ở Malaysia là 46%. Như vậy, Việt Nam kém xa các nước xung quanh về mặt này.

Bên cạnh đó, có rất nhiều dự án FDI đầu tư vào Việt Nam với mục đích tận dụng nguồn lao động giá rẻ, sử dụng máy móc công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; trong đó, có những sự cố môi trường nghiêm trọng như trường hợp của Formosa Hà Tĩnh...; bên cạnh việc sử dụng tài nguyên, nhất là đất đai còn lãng phí.

Cùng với đó, có không ít các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam vướng vào nghi án chuyển giá, trốn thuế, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. 

Đặc biệt, nhiều dự án FDI chưa phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và vùng kinh tế. 

so với những chính sách ưu đãi được hưởng, đóng góp của khu vực kinh tế này đối với nền kinh tế vẫn chưa tương xứng.

So với những chính sách ưu đãi được hưởng, đóng góp của khu vực kinh tế này đối với nền kinh tế vẫn chưa tương xứng.

FDI chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp Việt Nam để cùng tham gia chuỗi giá trị, chưa thúc đẩy được công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển. Hoạt động chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý của khối doanh nghiệp này chưa đạt như kỳ vọng; đóng góp vào ngân sách nhà nước chưa tương xứng.

Về cơ cấu đầu tư, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp và kết cấu hạ tầng của nền kinh tế còn rất ít, đầu tư từ các nước phát triển như Hoa Kỳ và EU vào Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng…

Loại bỏ những mảng tối

Để hạn chế các dự án FDI hiệu quả, Việt Nam phải tập trung ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao của các tập đoàn xuyên quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, nông nghiệp hiệu quả cao, công nghệ thông tin và các lĩnh vực dịch vụ mà Việt Nam có tiềm năng và lợi thế so sánh.

Đó phải là các dự án thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, low-carbon và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Việt Nam cũng sẽ ưu tiên thu hút các dự án có sức lan tỏa, gắn kết với khu vực doanh nghiệp trong nước.

Việt Nam không nên thu hút thêm dự án FDI sản xuất xi măng, sắt thép, lọc hóa dầu, hạn chế bằng cách chọn lựa nhà đầu tư và công nghệ hiện đại thực hiện một số dự án nhiệt điện than, khí; đồng thời khuyến khích bằng chính sách ưu đãi đủ hấp dẫn các tập đoàn kinh tế lớn vào các dự án điện mặt trời, điện gió, điện tái tạo và trong tương lai gần là điện thủy triều.

Để nâng cao tính lan tỏa của khu vực FDI, tôi đề xuất, đối với một số dự án mà doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài thì khuyến khích thực hiện bằng hình thức “doanh nghiệp liên doanh” để thông qua quan hệ hợp tác cùng có lợi nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị doanh nghiệp, nâng cao trình độ lành nghề của đội ngũ công nhân, kỹ sư và cán bộ Việt Nam.

Trong khi vẫn coi trọng thu hút FDI từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cần coi trọng hơn vốn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới trong ngành và lĩnh vực công nghệ cao để tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng lớn và chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Do đó, cần điều chỉnh chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư theo hướng gắn với định hướng phát triển kinh tế-xã hội ở từng vùng kinh tế, từng địa phương.