Để doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả và đóng góp hơn nữa vào tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận với doanh nghiệp nhà nước.
Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã nói ở bài trước, kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước là một trong những nội dung cải cách quan trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế Việt Nam từ năm 1986. Trong giai đoạn thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội 2016-2020, Việt Nam đã tiến hành nhiều giải pháp cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước gắn với các kế hoạch năm 2011-2015 và 2016-2020.
Quá trình sắp xếp lại, cổ phần hoá nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nước đã được đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ từ lâu rồi nhưng thực tế cách thức thực hiện của chúng ta chưa đạt được như kế hoạch đặt ra. Nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác cũng chỉ có những đánh giá chung chung về khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Do đó, để doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả, chúng ta cần có cách tiếp cận mới hơn về triển khai thực hiện để làm bừng lên, thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước, làm sống động tiềm năng, khơi dậy sức mạnh của khu vực này.
Đầu tiên về mặt tư duy, hãy coi doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp, đừng coi họ là tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, nếu có thực hiện nhiệm vụ chính trị thì phải thực hiện qua nguyên tắc thị trường.
Coi họ là doanh nghiệp thì có hai điều phải tư duy: Thứ nhất, đã là doanh nghiệp thì việc đầu tiên trong kinh doanh phải là lợi nhuận càng cao càng tốt. Thứ hai, đối với chủ sở hữu vốn nhà nước, phải đặt cho họ chỉ tiêu lợi nhuận cao.
Hiện nay, theo quy định của ta là bảo toàn phát triển vốn thì một đồng lợi nhuận được tạo ra cũng là phát triển vốn. Do đó, phải đặt cho họ mục tiêu cao nhất chỉ người tài giỏi mới có thể đạt được, chứ đừng đặt mục tiêu thấp ai cũng có thể làm được.
Cùng với đó, chúng ta phải đồng nhất quan điểm rằng đã là doanh nghiệp thì phải tự chủ kinh doanh, đừng hành chính hoá, can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đừng để một ông nào đó ở đơn vị hành chính sự nghiệp, ngồi bàn giấy ra quyết định can thiệp hoạt động doanh nghiệp. Đó là điều cấm kỵ. Là doanh nghiệp chỉ có người có chuyên môn về đầu tư kinh doanh mới làm công việc đó.
Thứ ba, phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường cạnh tranh bình đẳng. Không phải chỉ cạnh tranh thị trường nội địa mà phải cạnh tranh toàn cầu. Chỉ khi đối mặt với toàn cầu mới là cạnh tranh thực sự. Hiện nay, chúng ta tưởng là mình đang quản lý chặt doanh nghiệp nhà nước nhưng là bất hợp lý, trái nguyên tắc thị trường.
Đối với cổ phần hoá, không phải cứ cổ phần hoá là một chiều, nhà nước thoái vốn chỗ này chỗ kia. Nhà nước, với tư cách là nhà đầu tư thì thoái chỗ này rồi đầu tư chỗ khác. Chứ không phải thoái vốn rồi bỏ tiền vào ngân sách. Nguồn thu của cổ phần hoá không phải là nguồn thu ngân sách.
Tựu chung lại, hãy để doanh nghiệp sử dụng tiền đó đầu tư để tạo ra tài sản mới hoặc nhà nước thu về đầu tư vào các dự án cực kỳ quan trọng chứ đừng hoà vào đầu tư công sẽ không theo dõi được.
Khi làm được điều này, tôi tin rằng hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước sẽ được tăng lên.
Bài 13: Luật Doanh nghiệp và động lực cho kinh tế tư nhân
Có thể bạn quan tâm
15:46, 04/03/2021
04:55, 04/03/2021
04:55, 03/03/2021
04:50, 02/03/2021
04:50, 24/02/2021
05:30, 21/02/2021
11:10, 20/02/2021
04:50, 16/02/2021