HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 4): Luật riêng về tích tụ ruộng đất phải giải quyết được những vấn đề gì?

Diendandoanhnghiep.vn Luật riêng cho tích tụ ruộng đất cần phải tránh được mối quan hệ mang tính chất chủ - tớ và phải dung hoà được lợi ích giữa ba nhà là doanh nghiệp, nông dân và nhà nước.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin ở bài trước, để quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra hiệu quả, chúng ta cần một Luật riêng về nông nghiệp và tích tụ ruộng đất. Vậy, vấn đề đặt ra là Luật riêng về nông nghiệp và tích tụ ruộng đất cần thoả mãn được những vấn đề như thế nào?

Ở ĐBSCL, các thống kê cho thấy mỗi hộ dân chỉ sở hữu chưa tới 1ha đất, rất khó cho việc sản xuất quy mô lớn - Ảnh: Tuổi Trẻ.

Ở ĐBSCL, các thống kê cho thấy mỗi hộ dân chỉ sở hữu chưa tới 1ha đất, rất khó cho việc sản xuất quy mô lớn - Ảnh: Tuổi Trẻ.

Từ việc tránh tạo ra mối quan hệ mang tính chất chủ-tớ

Đáng nói, khi chủ trương mở rộng hạn điền được nói tới nhiều thì cũng có những ý kiến bày tỏ sự lo ngại, một lo ngại đã kéo dài hàng chục năm nay là việc hình thành “địa chủ mới”, lo các doanh nghiệp lớn cướp đất, nông dân mất đất, bần cùng hóa nông dân… Đây là lo ngại mang tính chất bản năng của chế độ.

Cần hiểu rằng, cách mạng khi đó cần xây dựng lực lượng bằng tầng lớp nghèo ở nông thôn đang chiếm đa số trong xã hội, do đó mới tẩy chay các địa chủ là những người giỏi giang nên giàu có hơn chứ bản thân họ không có tội tình gì cả. Giờ đây, có lẽ ai cũng đồng tình rằng càng có nhiều các địa chủ, tức chủ các chủ nông trại ở nông thôn thì càng tốt.

Bởi họ không chỉ sản xuất ra nhiều sản phẩm, hàng hoá hơn mà còn tạo ra nhiều việc làm, qua đó giúp cho nhiều người khác ổn định cuộc sống hơn.

Tuy nhiên, mặt khác, từ góc độ lập chính sách, nếu do chủ ý hay mặc nhiên mà sự phân hoá được tạo ra ngày càng lớn ở nông thôn giữa người giàu và người nghèo, giữa tầng lớp chủ và người làm thuê thì e rằng cái đích tốt đẹp cuối cùng mà bất cứ thể chế nào cũng phải hướng tới là công bằng xã hội sẽ không đạt được.

Muốn thay đổi ngành nông nghiệp dựa vào tích tụ ruộng đất.

Muốn thay đổi ngành nông nghiệp dựa vào tích tụ ruộng đất.

Vấn đề trong tương lại ở nông thôn về thực chất không phải là có hay không có các “địa chủ mới”, bởi một cách tự nhiên tầng lớp này sẽ hình thành, mà ở chỗ làm sao không có các bần, cố nông mới.

Hay nói một cách khác, cần tránh việc tạo ra các mối quan hệ “chủ - tớ” như trong công nghiệp, thay vào đó là các mối quan hệ giữa những người chủ, dù là chủ lớn và chủ nhỏ, vốn là đặc trưng hay tính khác biệt của nông nghiệp và nông thôn.  

Và hành trình tìm một mô hình phù hợp

Trên thực tế, ở nước ta hiện nay vẫn có hai luồng ý kiến trái ngược nhau: Những người có khả năng mở rộng sản xuất nông nghiệp hay các doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp thì hối thúc Nhà nước tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất. Nhưng những người khác e ngại rằng quá trình này sẽ làm nhiều người nông dân mất kế sinh nhai nên không tán thành.

Mặt khác, tích tụ ruộng đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp, gây xáo trộn khu vực nông thôn và tầng lớp nông dân đang chiếm số đông trong xã hội.

Hơn thế nữa, có một thực tế không thể phủ nhận rằng, trong bối cảnh như hiện nay, doanh nghiệp đang được xem là lực lượng quan trọng đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó, câu chuyện làm dung hòa lợi ích của chung giữa bà nhà là vấn đề quan trọng nhất cần phải lưu ý.

Thực tế cho thấy ở, hầu như ở mọi quốc gia, bài toán đặt ra trong phát triển nông nghiệp không phải là để nó cạnh tranh được với công nghiệp và dịch vụ mà để nó tiếp tục tồn tại trong sự cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp đến từ nước khác hay bên ngoài.

Tại sao nông nghiệp lại phải được duy trì, cho dù nó có thể chỉ chiếm một tỷ trọng thấp hay rất nhỏ trong GDP nói chung?

Đó không chỉ vì an ninh lương thực và thực phẩm, vì sự hỗ trợ của nông nghiệp cho công nghiệp, vì để giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư không tham gia công nghiệp hoá và đô thị hoá, mà xét một cách lâu dài và vĩnh viễn, nông nghiệp chính là lĩnh vực và phương thức để tạo nên và giữ gìn bản sắc kinh tế - văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc và vùng lãnh thổ.

Nông nghiệp không chỉ là sản phẩm mà còn là đặc thù canh tác, do đó nó gắn bó hữu cơ với người nông dân và văn hoá nông thôn.

Bởi ý nghĩa sâu xa này, Chính phủ ở các quốc gia đều có chính sách hỗ trợ cho nông dân và bao cấp cho nông nghiệp và nguyên lý này đã được thừa nhận trong các quy tắc chung về thương mại quốc tế. 

Do vậy, nếu ở nước ta hiện nay có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến phát triển nông nghiệp thì theo tôi là một điều đáng mừng và đáng khích lệ.

Tuy nhiên, nếu cho rằng cần “doanh nghiệp hoá” nông nghiệp và nông thôn theo mô hình phát triển của công nghiệp và đô thị thì sẽ không phù hợp.

Không đi sâu vào các khác biệt có tính chất kỹ thuật, tôi chỉ xin nhấn mạnh mấy điểm có tính khái quát rằng: Nếu xu hướng của công nghiệp và đô thị là tiệm cận sự đồng nhất thì nông nghiệp và nông thôn gắn với người nông dân lại lấy sự khác biệt làm tiêu chí cũng như bản chất tự nhiên. Một người công nhân ở Mỹ, Nhật Bản hay Việt Nam cần phải giống nhau nhưng những người nông dân ở ba nước này phải và sẽ luôn luôn khác nhau.

Doanh nghiệp hoá trong phát triển nông nghiệp, nếu thành công, e rằng chỉ giải quyết tối đa các vấn đề trước mắt của nông nghiệp mà không xử lý được, thậm chí rất có thể còn làm nặng nề hơn các vấn đề đang nổi cộm đối với nông thôn và nông dân.

Do đó, từ góc nhìn của một luật sư và một người quan tâm đến nông nghiệp, một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là những vấn đề mà Luật riêng về nông nghiệp và tích tụ ruộng đất cần phải giải quyết được.

Khi và chỉ khi những vấn đề cơ bản như tôi đã nói ở trên được giải quyết thì các vướng mắc trong tích tụ ruộng đất mới được tháo bỏ.

Bài 5: Bước ngoặt chuyển đổi

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714098888 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714098888 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10