HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 21): Luật Đầu tư và vấn đề thu hút FDI

Diendandoanhnghiep.vn Từ khi có Luật Đầu tư, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành công nhất trong khu vực.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã nói ở bài trước, sự ra đời của Luật Đầu tư là một trong những dấu mốc đáng chú ý trên con đường hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành công nhất trong khu vực.

Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành công nhất trong khu vực.

Từ dấu ấn mạnh đáng chú ý…

Sau 30 năm đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành công nhất trong khu vực. Có được kết quả này là cả quá trình từ xây dựng Luật Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đầu tiên ban hành tháng 12/1987, tiếp tới 3 lần sửa đổi luật này và thêm dấu ấn năm 2005 Ban hành Luật đầu tư chung, thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, năm 2014, việc sửa đổi và ban hành Luật Đầu tư đã tạo một bước đột phá trong tư duy của Việt Nam bởi kể từ thời điểm đó doanh nghiệp và nhà đầu tư được làm những gì mà pháp luật không cấm. 

Theo thống kê, cho đến nay, Việt Nam có khoảng 750.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Việc thu hút đầu tư nước ngoài đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Giai đoạn 2016-2018, số lượng dự án đăng ký và vốn đầu tư giải ngân tăng nhanh. Riêng năm 2018, vốn giải ngân đạt gần 20 tỷ USD.

Những dấu ấn trên cũng cho thấy, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam luôn linh hoạt trong đón nhận dòng vốn đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Tới sân chơi bình đẳng cho nhà đầu tư trong và ngoài nước…

Bắt đầu từ năm 1987, với mục tiêu khuyến khích đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam ra đời. Đáng chú ý toàn bộ Luật này chỉ có một đoạn đầu nói về khuyến khích đầu tư, nói chung là quản lý doanh nghiệp đầu tư, quản trị, tổng giám đốc, cách phân chia tài chính, phân chia lợi nhuận.

Đến năm 1991, bắt đầu có một số doanh nghiệp tư nhân ở trong nước cho rằng, Chính phủ đã ưu đãi quá nhiều nhà đầu tư nước ngoài mà không chú ý nhà đầu tư trong nước. Do đó mà ra đời Luật Khuyến khích đầu tư trong nước vào năm 1991.

Dòng vốn FDI là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế Việt Năm tăng trưởng năng động trong hơn 3 thập kỷ qua.

Dòng vốn FDI là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế Việt Năm tăng trưởng năng động trong hơn 3 thập kỷ qua.

Tuy nhiên, hai luật này về bản chất không phải là luật đầu tư bởi một luật điều chỉnh doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, một luật khuyến khích đầu tư tư nhân trong nước.

Sự ra đời của Luật Đầu tư (năm 2005) đã xoá bỏ phân biệt đối xử, tạo lập sân chơi bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích, ưu đãi và quản lý hữu hiệu các hoạt động đầu tư kinh doanh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Như vậy, xét một cách khách quan, thì việc ra đời Luật Đầu tư là một đặc biệt riêng có của Việt Nam và nó có trọng trách, cùng vai trò lịch sử của mình.

Đến việc đơn giản hoá việc xin giấy phép

Với doanh nghiệp trong nước, việc xin giấy đăng ký là rất đơn giản.

Còn với đầu tư nước ngoài, trước Luật Đầu tư 2014, doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam có hai cách. Một là, anh lập doanh nghiệp trước, và lập thủ tục đầu tư sau. Hai là, khi anh muốn đầu tư vào một dự án nào đó bằng cách mua cổ phần của doanh nghiệp nội thì việc này sẽ được ghi trong giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.

Với những quy trình đơn giản như vậy, việc xin phép dự án đã trở nên vô cùng dễ dàng và trở thành động lực quan trọng để doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam.

Như vậy, cùng với sự ra đời của Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, sự ra đời của Luật Đầu tư đã giúp thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Rõ ràng là doanh nghiệp và doanh nhân có vai trò rất quan trọng, là đội quân chủ lực của nền kinh tế. Nếu chúng ta làm cho cả 3 đội quân: Kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cùng phát triển thành một nguồn lực tăng trưởng quan trọng thì lúc đó ta mới đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững theo hướng kinh tế số.

Và trong những năm qua, Luật Đầu tư đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử quan trọng này.

Còn nữa...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 21): Luật Đầu tư và vấn đề thu hút FDI tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713308841 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713308841 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10