HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 16): Luật Doanh nghiệp và những bước lùi chân của nhà nước

Diendandoanhnghiep.vn Luật Doanh nghiệp đã cho thấy tư duy quản lý ngày càng tiến bộ khi nhà nước đã chuyển đổi tư duy từ “chọn bỏ” sang “chọn cho.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã nói ở các bài trước, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp là dấu mốc ấn tượng trên con đường Đổi mới của Việt Nam.

Với Luật Doanh nghiệp, để nền kinh tế phát triển, Nhà nước đã lùi lại những bước chân của mình.Từ đó, doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm.

Tinh thần cải cách đã làm nên thành công của Luật Doanh nghiệp phải là dòng chảy chính trong nỗ lực cải cách thể chế của Việt Nam.

Tinh thần cải cách đã làm nên thành công của Luật Doanh nghiệp phải là dòng chảy chính trong nỗ lực cải cách thể chế của Việt Nam.

Doanh nghiệp được tăng quyền tự do kinh doanh

20 năm trước, Luật Doanh nghiệp 1999 đã làm thay đổi căn bản triết lý và khung tư duy về kinh doanh ở Việt Nam. Đó là trả quyền kinh doanh cho người dân, bỏ chế độ “làm gì cũng phải xin phép”. Hàng ngàn giấy phép không tên, có tên mà vô lý được bãi bỏ suốt 20 năm qua và tiếp tục được bãi bỏ.

Trước đó, nguyên tắc là “ai kinh doanh thì phải xin phép” và “có phép mới được quyền kinh doanh”. “Phép” ở đây không chỉ là giấy phép, mà có thể là bút phê của công chức một cơ quan nhà nước nào đó.

Nói vậy để thấy rằng Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã có những thay đổi mang tính chất đột phá về mặt tư duy, từ đó quyền tự do kinh doanh, môi trường kinh doanh của Việt Nam được mở rộng.

Cùng với đó, Luật Doanh nghiệp đã hợp nhất Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty  quy định đầy đủ hơn chi tiết về các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện đại.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 1999 được xây dựng theo lối chọn bỏ, nghĩa là doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Từ chỗ doanh nghiệp được quyền kinh doanh những gì pháp luật và cơ quan nhà nước cho phép sang doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm.

Tư tưởng đó thực sự là một cuộc cách mạng, đột phá về cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh. Khâu xin phép, thành lập doanh nghiệp được bỏ hẳn bởi kinh doanh là quyền của người dân chứ không phải là quyền cơ quan nhà nước. Người dân muốn kinh doanh chỉ cần đăng ký. Quản trị doanh nghiệp cũng được tiếp cận với thông lệ quốc tế tốt.

Về mặt tư tưởng mà nói, kinh doanh là quyền của người dân. Doanh nghiệp và người dân được quyền kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp cho phép, quản lý nhà nước chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Đó chính là những thay đổi mang tính chất đột phá về mặt tư duy.

Nhưng vẫn còn rào cản kinh trong kinh doanh

Để đánh giá triết lý này tác động đến doanh nghiệp, đến nền kinh tế thế nào, tôi dựa vào 4 yêu cầu để đo. Đó là, tăng quyền tự do kinh doanh và bảo đảm, bảo vệ được quyền tự do kinh doanh; giảm chi phí tuân thủ; tăng mức độ an toàn, quyền và tài sản trong kinh doanh được luật pháp bảo vệ; giảm, thu hẹp và loại bỏ rủi ro từ chính sách, thể chế và thực thi luật pháp.

Đáng tiếc, tuân thủ đúng pháp luật vẫn là một thách thức cho người kinh doanh.

20 năm trước, Luật Doanh nghiệp 1999 đã làm thay đổi căn bản triết lý và khung tư duy về kinh doanh ở Việt Nam. Đó là trả quyền kinh doanh cho người dân, bỏ chế độ “làm gì cũng phải xin phép”.

20 năm trước, Luật Doanh nghiệp 1999 đã làm thay đổi căn bản triết lý và khung tư duy về kinh doanh ở Việt Nam. Đó là trả quyền kinh doanh cho người dân, bỏ chế độ “làm gì cũng phải xin phép”.

Cơ hội gia nhập thị trường của nhiều ngành đã mở, nhưng trong nhiều ngành, lĩnh vực khác, người kinh doanh mới nhận được quyền tự do kinh doanh cái gì, còn kinh doanh như thế nào, bao nhiêu... thì vẫn chưa. Trong giấy chứng nhận đầu tư, Nhà nước vẫn ghi chấp thuận đầu tư bao nhiêu, công suất bao nhiêu...

20 năm trước, chúng tôi  đã đấu tranh để Nhà nước thấy đây là quyền của doanh nghiệp, họ sẽ quyết định trên cơ sở thị trường trong từng giai đoạn, chứ không phải việc quản lý nhà nước. Nên trong Luật Doanh nghiệp mới có quy định nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, quy định cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu nộp thêm gì.

Nói thật, không phải tự nhiên có câu này. Hồi đó, chúng tôi tìm thấy các loại giấy chứng nhận đủ 18 tuổi, giấy chứng nhận không bị tâm thần, không phạm tội... trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Hỏi ra mới biết, để tuân thủ quy định là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, không bị bệnh tâm thần, không phạm tội... mới được lập doanh nghiệp, người dân phải đến cơ quan nhà nước, xin đủ loại giấy tờ.

Những cải cách này tưởng nhỏ, nhưng tác động vô cùng lớn. Nhiều cơ quan không còn quyền “hành” doanh nghiệp; quản lý nhà nước chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 16): Luật Doanh nghiệp và những bước lùi chân của nhà nước tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714116561 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714116561 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10