Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế nhận định, ông Tập Cận Bình và ông Joe Biden có thể gặp nhau tại Thượng đỉnh APEC vào cuối năm nay.
>> Bộ trưởng Thương mại Mỹ "ra tay" hoá giải xung đột với Trung Quốc
Cuối tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jack Sullivan đã gặp nhau ở Malta, cuộc thảo luận kéo dài 2 ngày, hơn 12 giờ làm việc - được nhận xét là “thẳng thắn, thực chất và mang tính xây dựng”.
Các quan chức cấp cao hai cường quốc đã thảo luận một số vấn đề, bao gồm: an ninh khu vực và toàn cầu, chiến sự Nga - Ukraine, bán đảo Triều Tiên và sự ổn định trên eo biển Đài Loan.
Nhà Trắng cho biết cuộc gặp là một phần trong nỗ lực không ngừng nhằm duy trì các đường dây liên lạc cởi mở và quản lý mối quan hệ một cách có trách nhiệm, trong khi phía Trung Quốc cho biết cuộc gặp tập trung vào việc ổn định và cải thiện quan hệ Trung-Mỹ.
Cuộc họp ở Malta diễn ra sau khi một số quan chức cấp cao từ Washington đến thăm Bắc Kinh trong những tháng gần đây. Theo các nhà phân tích, đây là bước đệm để Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden có thể gặp nhau bên lề Thượng đỉnh APEC lần thứ 30 vào tháng 11/2203 tại San Francisco (Mỹ).
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters diễn ra sau 2 ngày Ngoại trưởng Antony Blinken thăm Trung Quốc, Tổng thống Mỹ nói rằng, quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đang đi đúng hướng, hai nước đã nhất trí ổn định hóa sự cạnh tranh lẫn nhau để không dẫn đến xung đột.
>>Quan hệ Mỹ - Trung nhìn từ Alaska
Dưới nhiệm kỳ ông Joe Biden, cách tiếp cận của đảng Dân chủ trong vấn đề Trung Quốc khác với đảng Cộng hòa. Ông Biden liên tiếp cử quan chức cấp cao đến Bắc Kinh, chủ động nối lại quan hệ với Trung Quốc.
Với những tín hiệu tích cực nói trên, nhiều chuyên gia nhận định quan hệ Mỹ - Trung đang có xu hướng dần "tan băng".
Trong bối cảnh thế giới đã và đang biến chuyển khó lường, thế giới cũng đang chờ đợi rất nhiều vào việc hàn gắn mối quan hệ Mỹ- Trung để cùng chung tay giải quyết những điểm nóng hiện nay, đặc biệt là chiến sự Nga - Ukraine.
Chiến sự Nga - Ukraine phần nào lấy đi sức mạnh tiềm tàng của nước Nga, đặt châu Âu trước nhiều kịch bản phải chọn lựa. Nếu chiến sự Nga - Ukraine tiếp tục kéo dài, sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ nghiêm trọng hơn, đặc biệt là tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến lạm phát bùng phát trở lại, kinh tế suy thoái... Trong khi đó, các quốc gia Trung Đông có vai trò lớn trên thị trường dầu mỏ đã bắt đầu có những tính toán riêng cho mình, khiến thị trường dầu mỏ có nguy cơ biến động phức tạp hơn...
Ngoài ra, còn có quá nhiều vấn đề toàn cầu khác cần các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc cùng ngồi lại để giải quyết.
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc, Nga mạnh lên dưới sức ép của phương Tây
04:30, 02/08/2023
Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ "phá băng" quan hệ Mỹ - Trung?
14:43, 07/07/2023
Trung Quốc sở hữu hệ thống siêu máy tính hàng đầu thế giới?
03:00, 18/09/2023
Trung Quốc có lo lắng khi Nga và Triều Tiên siết chặt quan hệ?
03:30, 16/09/2023