Tái cơ cấu TCTD giai đoạn 2018- 2020: Tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu

Diendandoanhnghiep.vn Một trong những trọng tâm của ngành ngân hàng trong giai đoạn 2018-2020 là cải cách toàn bộ hệ thống, trong đó tập trung xử lý nợ xấu, tăng vốn theo chuẩn Basell II...

Tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng

Tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng

6 TCTD xóa sạch nợ xấu tại VAMC

Ngày 8/8/2018, Chính phủ đã ban hành Quyết định số Quyết định 986/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, quan điểm của Chính phủ coi hệ thống tiền tệ, ngân hàng và hoạt động của các TCTD là huyết mạch của nền kinh tế, tiếp tục giữ vai trò trọng yếu trong tổng thể hệ thống tài chính Việt Nam. "Ổn định hoạt động của hệ thống TCTD là điều kiện tiên quyết để ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững và phải được đảm bảo bằng sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác…", ông Lực nhấn mạnh.

Chiến lược đề ra mục tiêu phát triển hệ thống các TCTD hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững; cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiến tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025.

Giai đoạn 2018 – 2020, ngành ngân hàng tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với trọng tâm là xử lý nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp theo cơ chế thị trường. Để triển khai chiến lược này, toàn ngành ngân hàng đã triển khai quyết liệt cơ cấu tổ chức hệ thống gắn với xử lý nợ xấu.

Đặc biệt kết thúc năm 2018, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Agribank chỉ ở mức 1,51%, giảm tới 4,29% so với thời điểm bắt đầu tái cơ cấu. Riêng năm 2018, ngân hàng này đã thu hồi nợ sau xử lý rủi ro và nợ đã bán VAMC lên tới 11.936 tỷ đồng, vượt kế hoạch giao. Còn kể từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực đến nay, ngân hàng này thu hồi nợ xấu và nợ sau xử lý đạt 89.822 tỷ đồng, riêng trong năm 2018 đạt 66.789 tỷ đồng.

Như vậy, sau Vietcombank, Techcombank, MB, VIB, OCB…, Agribank là cái tên tiếp theo được loại ra khỏi danh sách khách hàng của VAMC. Kết quả này có thể nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn. Bởi Agribank từng là một trong những TCTD có tỷ lệ nợ xấu cao nhất hệ thống, cũng là khách hàng có số lượng nợ xấu bán lại cho VAMC lớn nhất trong hệ thống. 

Đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%

Bà Nguyễn Thị Hồng- Phó Thống đốc NHNN khẳng định, đối với công tác xử lý nợ xấu, tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017.

Trong công tác tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, NHNN tiếp tục triển khai và giám sát chặt chẽ việc thực hiện cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu; đồng thời kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng cường xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường, hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD. Việc xử lý nợ xấu gắn với việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu để đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững…

Từ trường hợp của Agribank, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng lưu ý, tỷ lệ nợ xấu tuy giảm, nhưng con số tuyệt đối vẫn còn cao, nên xử lý nợ xấu tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng này trong thời gian tới. Chỉ thị 01 Thống đốc NHNN cũng yêu cầu các TCTD phải phấn đấu trong năm 2019 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu khác) dưới 5%.

Để đảm bảo tính khả thi cho các mục tiêu trên, Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD tập trung rà soát phân loại nợ, bảo đảm phản ánh đúng chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Đồng thời các TCTD chủ động nhận diện các khoản nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu để có các giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh. Trong quá trình xử lý nợ xấu, các TCTD nghiêm túc đánh giá khả năng thu hồi nợ, cũng như phân tích nguyên nhân khó khăn, vướng mắc để có giải pháp xử lý hiệu quả, kịp thời. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tái cơ cấu TCTD giai đoạn 2018- 2020: Tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713974418 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713974418 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10