Theo mặt bằng chung, đấu thầu đã được hướng đến minh bạch ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên vẫn còn đó, rất nhiều "sạn" trong các vấn đề về doanh nghiệp lẫn chính quyền.
>>Đo lường sự hài lòng của người dân - luật mới là gốc rễ
Ngày 26/10/2021, khi 2 gói thầu cùng được mở thầu trong dự án Nhà thi đấu tổng hợp tỉnh Kon Tum. Theo đó, tại gói thầu thi công và thiết bị, nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ dự thầu là Công ty TNHH Hiệp Hòa Phát. Gói thầu tư vấn giám sát thu hút 2 nhà thầu tham dự, trong đó có Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Kim Minh - đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu gói thầu thi công và thiết bị.
Dự án có tổng mức đầu tư 99,5 tỷ đồng đang trong thời gian lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu xây lắp và thiết bị và gói thầu tư vấn giám sát. Theo phản ánh của một số nhà thầu, hồ sơ mời thầu (HSMT) 2 gói thầu đều xuất hiện các tiêu chuẩn đánh giá mang tính khu biệt, không phù hợp với quy định pháp luật về đấu thầu, hạn chế cạnh tranh.
Cũng theo các đơn vị tham gia dự thầu nhận xét" “Việc làm này, mang tính có lợi cục bộ, khi sử dụng các tiêu chuẩn riêng”.
Đầu năm 2022, UBND tỉnh Gia Lai đã ra Quyết định cấm Công ty TNHH Xây dựng Thuận Nguyên tham gia hoạt động đấu thầu 3 năm kể từ ngày 31/12/2021 đối với các dự án đầu tư xây dựng, dự toán mua sắm sử dụng vốn ngân sách nhà nước do các cơ quan, Ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Gia Lai quản lý, lựa chọn nhà thầu trong phạm vi quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai.
Lý do là nhà thầu này đã vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2013. Cụ thể, nhà thầu đã cố tình cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu. Quyết định được đưa ra dựa trên kết luận của Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Gia Lai vào cuối năm 2021.
Cũng vì lý do không trung thực, một công ty khác của Gia Lai là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phúc Thịnh Hoàng bị cấm tham gia đấu thầu đối với các dự án có nguồn vốn từ ngân sách trong 3 năm.
Trên đây chỉ hai hành vi tiêu biểu trong mặt bằng chung đấu thầu tại Tây Nguyên. Ngoài ra các hành vi thông thầu, làm giả, hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu.... cũng là hành vi bị nghiêm cấm.
Là một người quản lý, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực đấu thầu, ông Hoàng Minh Nghĩa – Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thành phố Pleiku cho hay: “Các hành vi bị cấm trong đấu thầu có tới 17 hành vi được quy định rất chi tiết. Mọi đối tượng từ người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đến tổ chuyên gia chấm thầu, nhà thầu và cơ quan tổ chức thẩm định đều có thể bị xử lý nếu vi phạm quy định về đấu thầu. Các nhà thầu phải tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện dự trên nguyên tắc công khai và bình đẳng trong đấu thầu.”
Còn với tư cách Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Chư Păh, ông Đặng Thái Huy nêu ra ưu điểm và nhược điểm: “Hiện nay hệ thống văn bản quy phạm về Luật Đấu thầu ngày càng hoàn thiện và đồng bộ, đồng thời công tác kiểm tra, giám sát về đấu thầu chặt chẽ và hiệu quả hơn. Công tác đấu thầu qua mạng mang lại lợi ích cho chủ đầu tư hơn, lựa chọn nhà thầu công khai minh bạch hơn. Lựa chọn được nhà thầu có năng lực thực sự để thực hiện gói thầu. (Hồ sơ năng lực của nhà thầu được cập nhật qua hệ thống đấu thầu Quốc gia nên dễ dàng trong việc đánh giá năng lực). Còn những hạn chế: Giá gói thầu xây lắp để thực hiện công tác đấu thầu từ 1 tỉ đổng trở lên là hơi thấp, nên nâng lên từ 3 tỉ trở lên mới thực hiện lựa chọn nhà thầu bằng hình thức đấu thầu là phù hợp”.
Ông Huy lý giải cho quan điểm này là vì gói thầu xây lắp dưới 3 tỉ là nhỏ, thời gian thực hiện ngắn nên lựa chọn hình thức chỉ định thầu là phù hợp và rút ngắn được thời gian.
Có thể bạn quan tâm