Cạnh tranh Mỹ - Trung định hình tầm nhìn của ASEAN

CẨM ANH 15/01/2024 04:00

Nhiều chuyên gia cho rằng ASEAN cần phải tăng cường quyền tự chủ và khả năng dung hòa giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới: Hoa Kỳ và Trung Quốc.

>> Vì sao ASEAN cần củng cố quan hệ với Nhật Bản?

Lãnh đạo các nước ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN 43 tại Jakarta, Indonesia. 

Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN (ACV) sau năm 2025 sẽ chính thức được thông qua vào năm tới, nhằm mục đích tạo tầm nhìn xa, truyền cảm hứng, mạnh mẽ, toàn diện, bao trùm và hướng tới tương lai, đồng thời giải quyết các thách thức hiện tại và tương lai cả trong và ngoài khu vực, phản ánh tinh thần đoàn kết trong đa dạng và hợp tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Ngoài những mục tiêu cao cả này, các chuyên gia cho rằng ACV phải táo bạo hơn những tầm nhìn, kế hoạch và khuôn khổ trước đây của ASEAN trong việc đưa ra những chiến lược đặc biệt cùng những cách tiếp cận đáng tin cậy nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng lâu dài ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. ASEAN cũng phải tăng cường quyền tự chủ chiến lược của mình để chống lại áp lực phải liên kết với cả hai bên khi cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gia tăng.

An ninh và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng được định hình bởi cuộc cạnh tranh chiến lược về ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Rõ ràng tham vọng trở thành siêu cường toàn cầu ngang hàng với Mỹ của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến Đông Nam Á khi các nước trong khu vực cố gắng tránh bị kéo vào quỹ đạo của một trong hai cường quốc.

Mỹ sẽ làm mọi cách có thể để duy trì vai trò dẫn đầu trong hệ thống quốc tế. Trong khi đó, một Trung Quốc mạnh hơn đang không ngừng phô trương sức mạnh địa chính trị. Do đó, sự thành công của tầm nhìn sau năm 2025 của ASEAN sẽ phụ thuộc vào khả năng duy trì quyền tự chủ chiến lược và vận động linh hoạt giữa Mỹ và Trung Quốc.

>> Vì sao tăng trưởng kinh tế của ASEAN trong năm 2024 còn "mờ mịt"?

ASEAN cần củng cố quyền tự chủ chiến lược để

ASEAN cần củng cố quyền tự chủ chiến lược để tăng khả năng đối phó với các căng thẳng địa chính trị

Để ASEAN duy trì quyền tự chủ chiến lược, và ngăn chặn những ảnh hưởng bên ngoài gây chia rẽ hoặc làm tổn hại đến hòa bình, ổn định và thịnh vượng, ông Pou Sothirak, Cố vấn cấp cao nổi tiếng của Trung tâm Nghiên cứu Khu vực Campuchia, một tổ chức nghiên cứu chính sách đối ngoại độc lập nhận định, ASEAN cần đóng vai trò là người điều phối đáng tin cậy cho hợp tác và tự cung tự cấp, đồng thời tránh phụ thuộc quá nhiều vào bất kỳ một cường quốc nào để đảm bảo an ninh khu vực.

"Điều này đòi hỏi khối đạt được sự đồng thuận nội bộ lớn hơn, duy trì tính trung tâm và thống nhất của ASEAN cũng như đưa ra được những tuyên bố chung kịp thời về các vấn đề quan trọng của khu vực và toàn cầu", chuyên gia này cho biết.

Việc duy trì vai trò trung tâm của ASEAN sẽ đòi hỏi khả năng điều hướng thành thạo các căng thẳng Mỹ-Trung dựa trên nguyên tắc trung lập. ACV sẽ tận dụng một cách chiến lược các khuôn khổ hiện có để khuyến khích hợp tác mang tính xây dựng giữa hai cường quốc và tránh đối đầu trực tiếp.

Ông Sothirak nói thêm, nếu ASEAN mong muốn duy trì vai trò dẫn dắt của mình là động lực hợp tác khu vực sau năm 2025, tầm nhìn của khối trong 20 năm tới phải tăng cường quyền tự chủ chiến lược và khả năng phản ứng đáng tin cậy trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung diễn biến phức tạp, đồng thời chịu được áp lực phải liên kết với cả hai bên.

Để Khối phát triển quyền tự chủ chiến lược nhằm ứng phó với cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, cần xem xét một số yếu tố. Theo ông Him Raksmey, Giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Khu vực Campuchia, trong nửa thế kỷ tới, ASEAN sẽ cần dựa chủ yếu vào khả năng của chính mình để quản lý các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị trong khu vực, thay vì phụ thuộc nhiều vào bất kỳ cường quốc nào.

Sự phụ thuộc quá mức vào một tác nhân bên ngoài có thể hạn chế khả năng của khối trong việc đưa ra lập trường mạnh mẽ về các vấn đề quan trọng nhất đối với khu vực. ASEAN cũng nên hành động để khuyến khích đối thoại cởi mở và trung thực giữa các quốc gia thành viên để ngăn chặn sự chia rẽ khối.

"Trong thời gian tới, ASEAN phải tiến hành đánh giá toàn diện việc thực hiện hiến chương của khối để củng cố lập trường chung và cải thiện các cơ chế giải quyết tranh chấp. Hiến chương ASEAN có hiệu lực từ năm 2008 nhưng các quy định về rà soát định kỳ theo Điều 50 vẫn chưa được hiện thực hóa đầy đủ", ông Raksmey nhận định.

Các chuyên gia cho rằng, quyền tự chủ chiến lược của ASEAN trong mối quan hệ giữa các nước lớn phụ thuộc vào sự tin tưởng của các cường quốc vào khả năng của khối trong việc duy trì sự cạnh tranh chiến lược trong giới hạn có thể chấp nhận được. Chính vì vậy, ACV nên có giải pháp nâng cao vai trò của ASEAN như một tác động mang tính xây dựng nhằm duy trì sự hợp tác lành mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

  • ASEAN - BAC 2024: Thúc đẩy kết nối và khả năng phục hồi của ASEAN

    ASEAN - BAC 2024: Thúc đẩy kết nối và khả năng phục hồi của ASEAN

    14:06, 12/01/2024

  • Lý do Nhật Bản gần gũi ASEAN hơn các cường quốc khác

    Lý do Nhật Bản gần gũi ASEAN hơn các cường quốc khác

    04:00, 19/12/2023

  • ASEAN thúc đẩy triển khai 5G

    ASEAN thúc đẩy triển khai 5G

    11:00, 14/12/2023

  • Vì sao ASEAN cần thu hút

    Vì sao ASEAN cần thu hút "viện trợ xanh" từ Nhật Bản?

    03:30, 13/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cạnh tranh Mỹ - Trung định hình tầm nhìn của ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO