Nghệ An: “Đánh thức” tiềm năng OCOP

Diendandoanhnghiep.vn Từ Tây Nguyên đến Bắc Trung Bộ, nếu muốn tìm sẽ thấy vô vàn sản phẩm nông sản đã và đang khẳng định mình bằng chuỗi cung ứng nội bộ.

Nghệ An dẫn đầu cả nước về sản phẩm OCOP (Ảnh: Nghean.gov)

Nghệ An dẫn đầu cả nước về sản phẩm OCOP 

Nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của Nghệ An đang từng bước tạo sức bật cho nông sản và đặc sản xứ Nghệ. Với sự nỗ lực của các chủ thể, sự vào cuộc của các ngành, địa phương, con đường phát triển của OCOP đang ngày càng rộng mở.

Khẳng định “chất Nghệ”

Vào dịp cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm nay, tại Sơn La đã diễn ra Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022. Chương trình này nằm trong chuỗi sự kiện Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam.

Tại đây, Nghệ An có 4 gian hàng với gần 100 sản phẩm của 7 doanh nghiệp và hộ kinh doanh tham gia, gồm: Công ty TNHH Đức Phong; Công ty CP Khoa học công nghệ tảo Việt Nam; Công ty CP Tập đoàn BOMETA; Công ty CP HASAPOOD; Hợp tác xã Sen quê Bác; Công ty TNHH Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa; Cơ sở sản xuất giò bê Chung Tài.

Trong đó, Công ty TNHH Đức Phong mang đến Festival 200 sản phẩm mây tre đan mỹ nghệ, sử dụng 80 chiếc đèn treo mây tre và 20 chiếc đèn bàn để trang trí toàn bộ gian hàng. Thay vì sử dụng những vật liệu thông thường như nhựa, kim loại, Công ty TNHH Đức Phong đã đưa mây, tre chế tác thành những sản phẩm độc đáo ứng dụng trong cuộc sống hiện đại.

Sản phẩm từ tre, thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp này ngày càng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng không chỉ bởi độ bền và thẩm mỹ cao, mà còn thân thiện với môi trường. Hiện, sản phẩm của Công ty có mặt khắp cả nước và xuất cho thị trường 34 quốc gia trên thế giới.

Mây tre đan được các nghệ nhân xứ Nghệ thổi hồn thành tác phẩm mỹ thuật (Ảnh: Baonghean.vn))

Mây tre đan được các nghệ nhân xứ Nghệ thổi hồn thành tác phẩm mỹ thuật (Ảnh: Baonghean.vn))

Ông Thái Đại Phong, Giám đốc Công ty TNHH Mây tre đan Đức Phong cho biết: Mỗi năm, Công ty thiết kế mới từ 20 - 40 sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã. Hiện, nhu cầu tiêu thụ hàng mây tre đan của doanh nghiệp là khá lớn, với thị trường xuất khẩu có nhiều tiềm năng. Tính riêng từ năm 2007 đến nay, Công ty đã sản xuất  hàng chục triệu sản phẩm cho Tập đoàn IKEA - Thụy Điển.

Được biết, trong năm 2019, huyện Quỳnh Lưu có 3 sản phẩm được UBND tỉnh Nghệ An công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao, gồm: Rượu đông trùng hạ thảo, tảo xoắn spirulina michio, đậu tương lên men Nattokizana thì cả 3 sản phẩm trên đều của Công ty CP Khoa học côngg nghệ tảo Việt Nam. Tại Festival vừa qua, Công ty CP Khoa học công nghệ Tảo Việt Nam cũng mang tới 17 dòng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Công ty CP Khoa học công nghệ tảo Việt Nam - Vastom: việc ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong tất cả các quy trình sản xuất đến nay, doanh nghiệp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hiện đã xây dựng và hoàn thiện cơ sở sản xuất 3 dòng sản phẩm chính là Tảo xoắn Spirulina, Đậu tương lên men Nattokinaza, Đông trùng hạ thảo đạt tiêu chuẩn.

Doanh nghiệp cũng phát triển thêm các sản phẩm mới như: sữa chua tảo xoắn, vừng đen tảo xoắn, vừng lạc tảo xoắn, vừng trắng tảo xoắn; sản phẩm phục vụ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản từ tảo xoắn; đưa sản phẩm tảo xoắn vào học đường; mở rộng đại lý phân phối sản phẩm trên toàn quốc.

Hiện nay, Nghệ An đã công nhận 140 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, với 14 sản phẩm đạt hạng 4 sao; 125 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Tỉnh Nghệ An cũng đã trình Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp Trung ương xem xét công nhận OCOP cấp quốc gia 5 sao đối với sản phẩm đèn lồng treo mây tre đan của Công ty TNHH Đức Phong.

Làm ăn lớn phải có thương hiệu!

Những năm qua, tỉnh Nghệ An đã và đang có nhiều giải pháp nhằm khuyến khích doanh nghiệp, HTX, các chủ thể đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP, nhất là thông qua những cơ chế, chính sách hỗ trợ về đầu tư, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối các nhà, hỗ trợ vốn vay xây dựng nhà xưởng.

Nghệ An cũng đồng thời, tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu ứng dụng tiến bộ KHCN để tư vấn, hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP tại các địa phương. Cùng với đó, phối hợp với các địa phương tích cực hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, ghi nhãn hàng hóa, mẫu mã bao bì sản phẩm, đăng ký mã số, mã vạch,... góp phần khẳng định tên tuổi, thương hiệu của sản phẩm trên thị trường... Việc ứng dụng KHCN đã góp phần tạo nên thương hiệu, nâng cao chất lượng của sản phẩm OCOP, được thị trường nhìn nhận, đánh giá cao.

Tuy nhiên, mọi việc vẫn đang ở giai đoạn bước đầu, khó khăn vẫn đang hiện hữu, nhất là khi nhiều doanh nghiệp, nhiều HTX, người dân chưa ý thức rõ vai trò trong quảng bá sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Kỹ năng quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nguồn nguyên liệu thiếu ổn định, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, việc tiếp cận nguồn vốn để cải tiến dây chuyền sản xuất còn khó khăn... chính là “rào cản” trong việc tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm thế mạnh của địa phương trên thị trường.

OCOP Nghệ An đang đi đúng hướng trong việc xây dựng thương hiệu

OCOP Nghệ An đang đi đúng hướng trong việc xây dựng thương hiệu (Ảnh minh họa: Tino Group)

Theo ông Nguyễn Hồ Lâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An thì nguyên nhân là do nhận thức của cán bộ và người dân nhất là các chủ thể chưa đầy đủ, tư duy chưa theo kịp yêu cầu của phát triển; các HTX và doanh nghiệp về ngành nghề nông thôn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong việc tích tụ đất đai, tiếp cận nguồn vốn tín dụng (chủ yếu cơ chế tín dụng và thủ tục vay) thủ tục hành chính. Mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn với các nhà khoa học, nhà đầu tư và thị trường còn lỏng lẻo, chưa gắn bó chặt chẽ.

Lao động địa phương dồi dào nhưng trình độ thấp chưa tương xứng với yêu cầu hiện đại hóa nông thôn. Ngoài ra, nhận thức phát triển ngành nghề nông thôn nói chung, sản phẩm OCOP nói riêng nhìn chung chưa toàn diện và thiếu tính đồng bộ trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. Việc áp dụng và đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất còn chậm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và giá thành, cũng như tính cạnh tranh của sản phẩm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghệ An: “Đánh thức” tiềm năng OCOP tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714089657 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714089657 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10