Hải Phòng: Nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP “vươn xa”

Diendandoanhnghiep.vn Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trở thành "bệ phóng" để đưa sản phẩm OCOP vươn xa và mở rộng thị trường tiêu thụ với người tiêu dùng.

>>> Hải Phòng: Đẩy nhanh các thủ tục thực hiện Dự án điện gió ngoài khơi

>>> Hải Phòng: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực du lịch

Hỗ trợ … vươn xa

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về việc phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành Đề án/Kế hoạch Chương trình OCOP của địa phương.

Hải Phòng hiện có 126 sản phẩm OCOP

Hải Phòng hiện có 126 sản phẩm OCOP

Còn tại TP Hải Phòng, sau hơn 3 năm triển khai chương trình, hiện toàn thành phố có 126 sản phẩm của 42 tổ chức, cá nhân được UBND TP Hải Phòng cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố. Trong đó, 79 dạng sản phẩm 3 sao, 42 sản phẩm 4 sao, 5 sản phẩm đạt trên 90 điểm đã đăng ký tham dự đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Để các sản phẩm OCOP đến gần với tay người tiêu dùng hơn, thời gian vừa qua, TP Hải Phòng đã triển khai nhiều giải pháp; ban hành kế hoạch về hỗ trợ, đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, nông nghiệp nông thôn; đồng thời nâng tầm thương hiệu của các sản phẩm này.

Thu hoạch mật ong rừng tại Cát Bà

Thu hoạch mật ong rừng tại Cát Bà

Theo ông Đặng Thanh Tùng - Giám đốc HTX mật ong rừng ngập mặn Tùng Hằng cho biết, HTX đã xây dựng thương hiệu mật ong rừng ngập mặn với các quy định, tiêu chuẩn trong sản xuất nghiêm ngặt để tham gia chương trình OCOP. Trước đây, việc kinh doanh sản phẩm này chủ yếu thông qua những mối hàng quen biết truyền thống. Tuy nhiên, từ khi lên sản thương mại điện tử, hàng trăm lít mật ong được bán là những khách hàng mới, từ khắp mọi nơi. Việc bán hàng cần phải áp dụng đa phương thức, trong đó tham gia thương mại điện tử là cần thiết.

Việc đưa các sản phẩm OCOP "lên sàn" được cho là kênh bán hàng tốt, giải pháp quan trọng giúp quảng bá, mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, đến nay, số sản phẩm có cơ hội được tham gia xúc tiến thương mại mới chiếm khoảng hơn 25% tổng số sản phẩm OCOP đã được xếp hạng.

>>> Hải Phòng: Tìm nhà đầu tư cho khu nhà ở xã hội gần 4.400 tỷ đồng

>>> Hải Phòng: Nỗ lực tháo gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC

Theo đại diện Sở Công thương Hải Phòng, một số sản phẩm OCOP chưa có nhiều cơ hội xúc tiến thương mại là do một số chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa chú trọng tới mẫu mã, bao bì sản phẩm nên không thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP nhỏ và vừa còn thiếu vốn để đầu tư mở rộng, thực hiện quy trình bảo đảm an toàn chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Ngoài ra, một số sản phẩm OCOP sản xuất thủ công, quy mô nhỏ nên năng suất, sản lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của doanh nghiệp.

“Phía Sở Công Thương Hải Phòng đã xây dựng “Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng quảng bá, xúc tiến bán hàng trên sàn giao dịch TMĐT” và “Đề án Xây dựng, phát triển bộ thương hiệu trực tuyến cho các sản phẩm chủ lực của thành phố Hải Phòng”, đồng thời đăng ký với UBND TP Hải Phòng và Bộ Công Thương. Đề án này dự kiến triển khai trong năm 2023. Sau khi được phê duyệt, Sở Công Thương sẽ triển khai thực hiện, đặc biệt sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn TP Hải Phòng xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, xúc tiến bán hàng thông qua các website, các sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước và quốc tế”, đại diện Sở Công thương Hải Phòng cho biết.

Còn theo đại diện Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hải Phòng cho biết, để mở rộng cơ hội sản phẩm OCOP xúc tiến thương mại, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cơ quan chức năng xây dựng website chương trình OCOP TP Hải Phòng để giới thiệu, quảng bá sản phẩm; tổ chức các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gặp gỡ, tìm kiếm đại lý, nhà phân phối để mở rộng thị trường tiêu thụ. Thời gian tới, cần có cơ chế khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, bảo đảm an toàn thực phẩm, hỗ trợ thiết kế, in tem nhãn phục vụ truy suất nguồn gốc…

Để nông sản vươn tầm thương hiệu

Việc đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử là xu thế tất yếu của tương lai. Qua hệ thống các sàn thương mại điện tử không chỉ giúp đơn vị, doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP mà còn giúp người dân tránh phụ thuộc vào thương lái, trung gian trên kênh phân phối mới hiện đại và bền vững.

Sản phẩm OCOP cá mòi kho được người tiêu dùng ưa chuộng tại Hải Phòng

Nhiều sản phẩm OCOP được người tiêu dùng ưa chuộng tại Hải Phòng

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Hải Phòng, TP Hải Phòng hiện có 126 sản phẩm được xếp hạng OCOP. Trong đó, có 30 sản phẩm có cơ hội xúc tiến thương mại và được đưa lên sàn giao dịch điện tử, với sự hỗ trợ nhiều cơ quan chức năng. Đơn cử, như Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thuỷ sản phối hợp Bưu điện Hải Phòng, Tổng Công ty Viettel tổ chức các hội nghị đưa 15 sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch điện tử; phối hợp với siêu thị Coopmart tổ chức hội thảo kết nối sản phẩm OCOP Hải Phòng với các doanh nghiệp tiêu thụ; trung tâm Khuyến nông Hải Phòng khai trương chuỗi văn phòng trưng bày, giới thiệu và liên kết tiêu thụ các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP của Hải Phòng và các tỉnh, thành trong nước.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, bà Vũ Thị Mai Chi – Giám đốc công ty cổ phần thương mại F24 cho biết: “Năm 2021, Chi cục Phát triển nông thôn Hải Phòng là đơn vị trực tiếp đứng ra hỗ trợ các chủ thể kết nối với công ty và Bưu điện TP Hải Phòng để đưa sản phẩm OCOP địa phương lên sàn thương mại điện tử. Đến nay, việc đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử đã giúp các nhà sản xuất tiếp cận với thị trường nhanh hơn; đồng thời, quảng bá những sản phẩm ra toàn quốc một cách dễ dàng hơn và không bị mất thời gian như trước kia. Về phía khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận sản phẩm mà không lo mua phải sản phẩm kém chất lượng”.

Hiện TP Hải Phòng có khoảng 30 sản phẩm OCOP được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử

TP Hải Phòng hiện có 30 sản phẩm có cơ hội xúc tiến thương mại và được đưa lên sàn giao dịch điện tử

Còn theo Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, chuỗi văn phòng, cửa hàng trưng bày, liên kết tiêu thụ nông sản an toàn và sản phẩm OCOP hoạt động dựa trên triết lý “Vì sức khỏe người tiêu dùng, vì lợi ích người sản xuất, vì một nền nông nghiệp xanh phát triển bền vững”. Để vận hành chuỗi văn phòng hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng sẽ xây dựng website riêng cho chuỗi nông sản an toàn, sản phẩm OCOP và lập trang Facebook cho từng văn phòng để thuận tiện cho việc quảng bá sản phẩm…

Cũng theo đại diện Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, dù mới đi vào hoạt động nhưng chuỗi văn phòng, cửa hàng trưng bày, liên kết tiêu thụ nông sản an toàn và sản phẩm OCOP đã liên kết, giới thiệu, tiêu thụ hơn 60 sản phẩm OCOP và hơn 80 sản phẩm an toàn của các đơn vị tại Hải Phòng. Ngoài sản phẩm trong TP, chuỗi văn phòng cũng trưng bài, giới thiệu, liên kết tiêu thụ hơn 70 sản phẩm OCOP và hơn 100 sản phẩm VietGAP, sản phẩm an toàn công nghệ cao trong sản xuất chế biến của các tỉnh như: Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh...

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Phòng: Nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP “vươn xa” tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711661378 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711661378 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10