Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen mới đây cho biết, khối này muốn kết nạp Ukraine làm thành viên vào thời điểm thích hợp.
>>Cuộc chiến Nga - Ukraine: Logic nào cho bạn?
Cụ thể, trong cuộc phỏng vấn gần đây, Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết: "chúng ta đã thực hiện tiến trình với Ukraine như tích hợp thị trường nước này vào một thị trường duy nhất. Chúng ta cũng hợp tác rất chặt chẽ về mạng lưới năng lượng. Có rất nhiều vấn đề chúng ta đang phối hợp tích cực với nhau và theo thời gian, họ dần dần thuộc về chúng ta. Họ là một phần của chúng ta và chúng tôi muốn kết nạp họ".
Trên Twitter, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng xác nhận ông đã thảo luận với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Leyen về vấn đề tăng cường khả năng quốc phòng cho Ukraine cũng như tư cách thành viên của nước này trong EU.
Bên cạnh đó, ông Zelensky cũng đã điện đàm với các nhà lãnh đạo Anh và Ba Lan để thảo luận về việc củng cố năng lực phòng thủ của Ukraine và nhất trí về các bước đi chung tiếp theo.
Đánh giá về khả năng diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, Leyen cho biết điều quan trọng là Kiev "đồng ý với các cuộc đàm phán và các điều kiện đưa ra vẫn ổn", nhưng "niềm tin vào Tổng thống Putin đã mất".
Có thể thấy, sau nhiều chỉ trích "bỏ rơi" Ukraine, nhiều nước phương Tây đồng loạt cung cấp thiết bị quân sự cho Kiev, khi chiến sự kéo dài sang ngày thứ năm.
EU tuyên bố cung cấp thêm nhiều vũ khí hạng nặng, trong đó có cả tiêm kích, cho Ukraine, đồng thời cấm toàn bộ máy bay Nga vào không phận. Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cũng cho biết khối này sẽ gửi tiêm kích cho Ukraine để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
>>Nga bị ngắt SWIFT, thanh toán quốc tế của ngân hàng Việt có bị tác động?
Được biết, đây là lần đầu tiên 27 quốc gia EU quyết định cung cấp vũ khí cho Ukraine với tổng trị giá lên tới 450 triệu Euro (507 triệu USD). Đức đang trong quá trình phê duyệt chuyển giao 400 khẩu súng chống tăng vác vai (RPG) cho Ukraine từ một nước thứ ba. Thủ tướng Bỉ cũng thông báo sẽ triển khai 300 binh sĩ ở Romania để tham gia nỗ lực của NATO nhằm củng cố sườn phía đông liên minh. Chính phủ Hà Lan cho biết sẽ cung cấp 200 tên lửa phòng không Stinger cho Ukraine, trong khi Czech cũng phê chuẩn gửi vũ khí và đạn dược trị giá 8,57 triệu USD giúp Ukraine tự vệ.
Văn phòng tổng thống Pháp thông báo Paris sẽ gửi nhiều nhiên liệu và thiết bị quân sự hơn cho Ukraine, cũng như áp các lệnh trừng phạt kinh tế mạnh hơn với Nga.
Đặc biệt, tại hội nghị trực tuyến giữa ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cùng sự tham dự của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU và Ngoại trưởng Ukraine, các bên tham gia đã thảo luận sâu về các biện pháp mạnh mẽ khác nhằm hỗ trợ Ukraine và người dân nước này, bao gồm hỗ trợ an ninh và không gian mạng, cũng như cuộc chiến chống thông tin sai lệch.
Nhóm đã cam kết tăng cường hỗ trợ nhân đạo phù hợp với nhu cầu thực tại cho người dân Ukraine và nêu rõ các bên tham gia hội nghị cũng kêu gọi Nga lập tức chấm dứt chiến dịch quân sự, đồng thời rút ngay lực lượng vũ trang ra khỏi Ukraine.
Trong thông báo đưa ra sau cuộc họp, G7 cũng đã nêu các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc và có sự phối hợp, trong đó có biện pháp trừng phạt Belarus vì "đã tạo điều kiện cho chiến dịch quân sự của Nga". G7 cũng sẽ triển khai những bước tiếp theo nếu Nga không chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Có thể bạn quan tâm
Những công ty nào có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine?
11:25, 28/02/2022
Nga bị ngắt SWIFT, thanh toán quốc tế của ngân hàng Việt có bị tác động?
11:20, 28/02/2022
Xung đột Nga - Ukraine: Chính phủ Ukraine tìm nguồn tài trợ qua tiền kỹ thuật số
11:00, 28/02/2022
Cuộc chiến Nga - Ukraine: Logic nào cho bạn?
05:24, 28/02/2022
Xung đột Nga - Ukraine: Tìm kiếm cơ hội đầu tư trong đợt biến động
05:15, 28/02/2022