Nữ doanh nhân Kiran Mazumdar-Shaw một trong những phụ nữ giàu nhất tại Ấn Độ. Hiện sở hữu công ty dược phẩm lớn nhất Ấn Độ với doanh thu hàng năm đạt 800 triệu USD.
>>Câu chuyện khởi nghiệp của tỷ phú Masaru Wasami
Kiran Mazumdar-Shaw sinh ngày 23/3/1953 ở Banglore, trong một gia đình trung lưu. Cha bà là Rasendra Mazumdar, một quản đốc phân xưởng tại một nhà máy bia ở United Breweries. Ngày nhỏ, bà Kiran được cha định hướng học để trở thành một nhà sản xuất bia giỏi.
Năm 1974, Kiran đến Đại học Ballarat ở Úc và trở thành người phụ nữ duy nhất tham gia khóa học pha chế, đồng thời là người đứng đầu lớp. Năm 1975, bà đã đạt được bằng thạc sĩ sản xuất bia. Tuy nhiên, khi chuẩn bị quay trở về Ấn Độ, Kiran được biết khả năng có một công việc phù hợp với chuyên môn tại Bangalore hoặc Delhi là không khả thi. Bà cũng nhận thông báo là sẽ không được thuê làm nhà sản xuất bia ở Ấn Độ vì "đó là công việc của một người đàn ông trong khi bà muốn làm điều gì đó cho phụ nữ Ấn Độ. Bà Kiran rời nhà máy bia và quyết định tìm việc làm mới.
"Tôi cảm thấy rất khó khăn khi kiếm được một công việc phù hợp với tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành bia", Bà Kiran nói.
Cuối cùng, bà quyết định tìm cơ hội việc làm tại nước ngoài và nộp hồ sơ ứng tuyển vào một số công ty ở Scotland. Tuy nhiên, trước khi đến Scotland, bà may mắn gặp được ông Leslie Auchincloss, người sáng lập Biocon Biochemicals Limited, ở Cork, Ireland đã gặp Mazumdar trước khi cô ấy chuyển chỗ. Công ty của ông sản xuất các enzym được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất bia, đóng gói thực phẩm và dệt may.
Khi đó , ông Leslie Auchincloss đang tìm kiếm một doanh nhân Ấn Độ để hỗ trợ thành lập một công ty con ở Ấn Độ. Kiran làm việc với công ty, và đây là cơ hội đổi đời của bà.
Tuy nhiên, vào thập niên 70 của thế kỷ trước, luật đầu tư (FDI) của Ấn Độ rất nghiêm ngặt và hạn chế các nguồn tiền từ nước ngoài. Một doanh nghiệp liên doanh chỉ được phép cơ cấu tối đa 30% vốn nước ngoài và 70% vốn nội địa.
Để nhận được sự đồng ý hợp tác của ông Leslie Auchincloss, bà Kiran phải đến Scotland làm việc với vai trò Quản lý thực tập tại Biocon trong 6 tháng để tìm hiểu quy trình sản xuất, vận hành của nhà máy.
>>Câu chuyện khởi nghiệp thành công của tỷ phú giàu nhất Singapore
>>Nhà sáng lập chuỗi viện dưỡng lão thành tỷ phú nhờ giá cổ phiếu tăng gấp đôi
Ngay khi trở về Ấn Độ, bà Kiran với số vốn vỏn vẹn 10.000 rupee (khoảng 200 USD ngày nay) bắt tay vào xây dựng công ty Biocon năm 1978. Văn phòng đầu tiên của công ty được đặt tại gara của ngôi nhà bà Kiran thuê ở thành phố Bangalore.
Khi đó bà phải đối mặt với nhiều thách thức vì tuổi trẻ, giới tính và mô hình kinh doanh chưa được thử nghiệm của mình. Không có ngân hàng nào muốn cho cô vay tiền, do đó, nguồn vốn là một vấn đề lớn.
Sau khi nhận được khoản tài trợ đầu tiên, bà bắt đầu với nhà máy đầu tiên của mình ở một nhà kho rộng 3000 mét vuông gần đó. Việc chiết xuất papain (một loại enzyme đu đủ được sử dụng để làm mềm thịt) và isinglass là những nỗ lực đầu tiên của công ty (thu được từ cá da trơn nhiệt đới và được sử dụng để làm trong bia).
Biocon India là công ty Ấn Độ đầu tiên sản xuất enzym và vận chuyển chúng đến Hoa Kỳ và Châu Âu trong vòng một năm kể từ ngày thành lập. Kiran đã đầu tư lợi nhuận của năm đầu tiên vào một bất động sản rộng 20 mẫu Anh, với kế hoạch phát triển trong tương lai. Kiran đã chuyển Biocon India từ một công ty sản xuất enzyme thành một công ty dược phẩm sinh học tích hợp hoàn toàn nhờ tư duy và ý tưởng độc đáo của bà.
Năm 2003, Biocon là công ty đầu tiên trên thế giới phát triển insulin dùng trong điều trị cho bệnh nhân tiểu đường.
Một năm sau, Biocon lên sàn chứng khoán, trở thành công ty công nghệ sinh học đầu tiên tại Ấn Độ IPO thành công, và công ty Ấn Độ thứ hai vượt mốc 1 tỷ USD trong ngày đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thành công trong sự nghiệp, bà Kiran còn được nhiều người ngưỡng mộ bởi các hoạt động thiện nguyện giúp cải thiện nền y tế Ấn Độ. Theo bà Kiran, Ấn Độ là một đất nước có 80% cơ sở hạ tầng y tế thuộc sở hữu tư nhân. Hầu hết người có thu nhập thấp không có điều kiện tiếp cận với những dịch vụ y tế chất lượng.
Năm 2009, bà Kiran thành lập một bệnh viện điều trị ung thư chi phí thấp nhằm hỗ trợ các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn và san sẻ chi phi điều trị đắt đỏ.
Đặt mục tiêu giúp người dân Ấn Độ tiếp cận với các dịch vụ y tế, công ty bà đã phát triển các loại thuốc có giá thành rẻ hơn.
"Chúng tôi không phát triển những loại thuốc tốn đến hàng tỷ USD dành cho những người giàu có. Chúng tôi tập trung nghiên cứu và phát triển các loại thuốc dành cho số đông bệnh nhân đủ khả năng mua và sử dụng", bà Kiran chia sẻ.
Bà Mazumdar-Shaw cũng là người chú trọng tuyển dụng các nhà nghiên cứu trong nước và lao động nữ. Công ty của bà có khoảng 6.000 nhân viên, trong đó chiếm 40% nữ giới. Rất nhiều người trong số đó được công ty tài trợ cho đi học và nghiên cứu ở nước ngoài.
"Một trong những mục tiêu của tôi khi thành lập Biocon là đảm bảo có thể tạo ra một doanh nghiệp giúp các nhà khoa học nữ Ấn Độ phát triển. Và tôi cũng mong muốn tạo ra được môi trường làm việc đáp ứng mong mỏi của nhiều nhà khoa học, ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám trong đội ngũ các nhà khoa học và kỹ sư Ấn Độ", bà Kiran nói.
Hiện Biocon là công ty dược phẩm lớn nhất Ấn Độ, nằm trong top 20 công ty dược lớn nhất toàn cầu do tạp chí Science bình chọn. Ở tuổi 65, bà Kiran có cuộc sống viên mãn cùng chồng, hai con và sở hữu khối tài sản lên đến 3,1 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm