Mỹ - Trung thời Joe Biden (Kỳ II): So găng công nghệ

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 09/02/2021 05:17

Có một câu hỏi thú vị là: Mỹ hiện nay vượt Trung Quốc bao xa trong lĩnh vực công nghệ?

Công nghệ là chìa khóa mở ra mọi thành công

Công nghệ là chìa khóa mở ra mọi thành công

Vì sao phải nhắc đến lĩnh vực công nghệ trong mối quan hệ giữa hai siêu cường Trung - Mỹ? Đơn giản là vì công nghệ quá quan trọng để có thể bỏ qua. Ai nắm công nghệ kẻ đó luôn là người thống trị.

Từ lịch sử, sở dĩ người Hy Lạp - La Mã cổ đại có thể tạo ra nền văn minh đồ sộ là bởi họ tiên phong hầu hết trong các lĩnh vực, như toán học, vật lý, thiên văn. Thời cận đại đến lượt người Anh thống trị thế giới vì nắm trong tay chiếc máy hơi nước thần kỳ để chuyển từ công trường thủ công sang nền đại công nghiệp.

Sau thế chiến thứ hai, người Mỹ vươn lên nhờ công nghệ bán dẫn để tạo ra hệ thống máy tính, thiết bị điện tử, con chip - cú hích phá vỡ phương thức lao động cũ, thay vào đó là dây chuyền tự động giúp tăng năng suất lên hàng trăm lần.

Những thành công từ cách đây hơn nửa thế kỷ vẫn còn giúp nước Mỹ ngự trị ngôi vị số 1 toàn cầu về công nghệ cho đến hôm nay. Họ vẫn dẫn đầu thế giới về công nghệ bán dẫn, thiết kế và sản xuất chip, công nghệ sinh học phân tử, hóa học, công nghệ hàng không vũ trụ và sản xuất vũ khí.

Tuy nhiên, từ đầu thập niên 2000 cho đến nay xuất hiện đối thủ nặng ký, đó là Trung Quốc. Có hai thứ mà người Trung Quốc có thể vượt mặt Mỹ là trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ mạng 5G.

Với trí tuệ nhân tạo, hiểu một cách khái quát nhất là tập hợp dữ liệu (dữ liệu lớn) để tạo ra thuật toán - thuật toán chính là “máu” của trí tuệ nhân tạo. Từ đây có thể suy ra: dữ liệu càng nhiều, càng phong phú thuật toán càng chính xác, càng giúp cho AI phát huy công năng tối đa.

Ví dụ, Google muốn đưa quảng cáo sản phẩm sát với nhu cầu người tiêu dùng thì họ phải có rất rất nhiều thông tin về giới tính, thu nhập, thị hiếu, thói quen tìm kiếm,…đây chính là dữ liệu, và dữ liệu không tự nhiên mà có.

Xét về mức độ thu thập dữ liệu không ai bằng được Trung Quốc, không chỉ vì họ có 1,6 tỷ dân mà cách thức ĐCSTQ “thoải mái” giám sát, theo dõi, thu thập dữ liệu từ người dân - điều được xem là vi phạm quyền công dân tại Mỹ.

Điều này giải thích vì sao rất nhiều doanh nghiệp công nghệ Mỹ như Google, Facebook, Twitter,… cảm thấy e dè với Bắc Kinh. Nếu các ông lớn công nghệ này sụt giảm doanh thu quảng cáo thì số phận của họ cũng lụi tàn. Nói cách khác muốn tối ưu quảng cáo phải cần nhiều dữ liệu càng tốt. Dĩ nhiên Trung Quốc là số 1 toàn cầu về dữ liệu thu thập.

Hiện nay Trung Quốc đang có lợi thế trước Mỹ về AI

Hiện nay Trung Quốc đang có lợi thế trước Mỹ về AI

Đối với mạng 5G, Trung Quốc tỏ ra nhanh hơn Mỹ rất nhiều, họ kiếm được các hợp đồng khổng lồ ở châu Á và nhiều nước ở châu Âu. Cần hiểu rằng, đây không chỉ là các hợp đồng thương mại thuần túy!

Thông qua hạ tầng 5G “Made in China” Bắc Kinh sẽ tạo ra kênh thu thập thông tin dữ liệu vô cùng hiệu quả. Cũng giống như câu trả lời của CEO Facebook trước quốc hội Mỹ: “Vì thông tin chính là tiền”.

So với các Tổng thống Mỹ, ông D. Trump là người có sẵn tư tưởng bài Trung Quốc, ông mau chóng phát hiện ra nguy cơ nước Mỹ bị Trung Quốc vượt qua. Nếu để bảo vệ ngôi vị thống trị, việc phát động chiến tranh thương mại và “đánh” các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei, Tencent là cách làm đúng!

Thực tế cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung đã được phát động ngay sau chiến tranh thương mại. Trong cuộc chiến này Bắc Kinh tỏ ra lép vế hoàn toàn, niềm tự hào Huawei chẳng mấy chốc khủng hoảng vì bị cấm sử dụng phần mềm của Google, con chip từ Mỹ.

Có thể nói, tình cảnh khó khăn của Huawei phản ánh chính xác thực lực nền công nghệ Trung Quốc. Cố nhiên, Bắc Kinh không phải tay chơi hạng xoàng, họ mau chóng triển khai các chương trình cấp quốc gia về nghiên cứu phát triển.

Sau chương trình “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” là “Tiêu chuẩn Trung Quốc tầm nhìn 2035”. Tiêu chuẩn này vạch ra luật lệ và thông số kỹ thuật nhằm quy định hàng loạt công nghệ sẽ vận hành như thế nào. Khả năng áp đặt và thực thi những tiêu chuẩn này sẽ mang lại nhiều quyền lực cho Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu.

Cái hay của Trung Quốc là họ có tầm nhìn dài hạn, có thể hàng chục năm và kiên trì mục tiêu; đặc điểm của Mỹ là tư duy ngắn hạn khiến các công ty tập trung vào lợi nhuận từng quý và tăng giá trị cổ phiếu trong thời gian ngắn.

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ - Trung thời Joe Biden (Kỳ I): Thuế quan và Thương mại

    Mỹ - Trung thời Joe Biden (Kỳ I): Thuế quan và Thương mại

    06:00, 08/02/2021

  • Mỹ - Trung tiếp tục leo thang căng thẳng

    Mỹ - Trung tiếp tục leo thang căng thẳng

    04:00, 07/12/2020

  • Hậu bầu cử Mỹ: Liệu mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ có sự thay đổi?

    Hậu bầu cử Mỹ: Liệu mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ có sự thay đổi?

    05:04, 01/12/2020

  • Cạnh tranh Mỹ - Trung tồn tại dai dẳng bất kể ai chiến thắng bầu cử Mỹ

    Cạnh tranh Mỹ - Trung tồn tại dai dẳng bất kể ai chiến thắng bầu cử Mỹ

    05:30, 03/11/2020

  • Bản tin 60s Enternews ngày 26/09: Nguy cơ giá thiết bị bán dẫn tăng vọt vì căng thẳng Mỹ - Trung

    Bản tin 60s Enternews ngày 26/09: Nguy cơ giá thiết bị bán dẫn tăng vọt vì căng thẳng Mỹ - Trung

    10:07, 26/09/2020

  • Chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung (Kỳ I): Chủ nghĩa dân tộc công nghệ

    Chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung (Kỳ I): Chủ nghĩa dân tộc công nghệ

    05:08, 16/09/2020

  • Chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung (Kỳ II): Nguy cơ chiến tranh lạnh?

    Chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung (Kỳ II): Nguy cơ chiến tranh lạnh?

    05:08, 18/09/2020

  • Mỹ - Trung đang đạt được những tiến bộ về thương mại?

    Mỹ - Trung đang đạt được những tiến bộ về thương mại?

    11:00, 26/08/2020

  • Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung: Phía trước là 5G

    Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung: Phía trước là 5G

    05:32, 23/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ - Trung thời Joe Biden (Kỳ II): So găng công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO