Bầu cử và logic vận động của quyền lực chính trị Mỹ

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 06/11/2020 08:20

Bầu cử Mỹ không đơn thuần là thời điểm chuyển giao quyền lực. Một trong những bản chất sâu xa của nó là giải quyết mâu thuẫn giữa tầng lớp cai trị và bị trị.

Bầu cử Mỹ không chỉ là thời điểm chuyển giao quyền lực

Bầu cử Mỹ không chỉ là thời điểm chuyển giao quyền lực

Để trở thành Tổng thống Mỹ, chỉ với kỹ năng quản trị là chưa đủ, lịch sử cho thấy lãnh đạo cao nhất xứ cờ hoa phải hội đủ vô số các yếu tố phụ, đó là khả năng chịu đựng áp lực, khả năng hùng biện sắc bén để hạ bệ hình ảnh của đối thủ trong chương trình tranh cử.

Xem chừng, các ứng viên tẩn nhau không thiếu thứ gì, tưởng chừng họ chẳng thể “nhìn mặt nhau” nữa. Song, điều đó không bao giờ xảy ra, đó là điều gì đó rất thực dụng, rất Mỹ.

Hãy đợi xem, vài tuần nữa thôi, ngài Tổng thống sẽ trở nên dịu dàng với đối thủ, tâng bốc người mà mình từng xem như cái gai trong mắt. Việc đầu tiên của Tổng thống là cảm ơn cử tri, kêu gọi phe đối lập đoàn kết, sau đó gạt bỏ dần các vị trí quyền lực do nội các cũ để lại.

Nhưng, việc đoàn kết trong nội bộ, giữa hai đảng phái chính trị lớn nhất Mỹ khó lòng đạt được. Nếu không muốn nói, họ vẫn chĩa mũi dùi vào nhau khi có cơ hội, đó dường như là thói quen!.

Cựu Tổng thống Obama sau khi hết hai nhiệm kỳ vẫn tích cực chống Trump, mặc dùng “đồng chí” của ông là bà Hilary Clinton mới là người trực tiếp bại trận dưới tay tỷ phú D. Trump.

Đặc trưng của tự do ở Mỹ cho phép con người có thể bày tỏ mọi ý kiến, nhất là đối với một vấn đề có tầm ảnh hưởng cực lớn như bầu cử Tổng thống - điều này sẽ được nâng tầm thành cuộc chiến pháp lý vô cùng phức tạp và tốn kém.

Bầu cử Mỹ là màn tranh giành quyền lực được tổ chức quy mô, bài bản và làm hao giấy tổn mực nhất thế giới chỉ để chọn ra một người mà sau đó người này có thể giáng tai họa thảm khốc xuống bất cứ đâu trên trái đất.

Nhưng lạ lùng ở chỗ, hơn 300 năm nay vẫn thế, vẫn đấu đá tranh giành kịch liệt mà nước Mỹ không hề tụt hậu, ngược lại họ ngày càng phát triển và xây chắc ngôi vị lãnh đạo toàn cầu. Vì sao như vậy?

Cử tri Mỹ biểu tình trước tòa Bạch ốc (Ảnh: Reuters)

Cử tri Mỹ biểu tình trước tòa Bạch ốc (Ảnh: Reuters)

Marx nói “hạnh phúc là đấu tranh”, mệnh đề này có thể hiểu bằng rất nhiều nghĩa, rất nhiều tầng nấc. Nhưng dù bằng phương cách nào đi nữa thì mọi cuộc đấu tranh chính nghĩa đều hướng đến kết quả tốt đẹp.

Bản thân sự vật hiện tượng luôn chứa đựng bên trong nó các “mặt đối lập” - hoàn toàn khách quan. Ví dụ, người có mặt tích cực, hạn chế; vật có ưu điểm nhược điểm. Các xu hướng này luôn đấu tranh, xung đột nhau, cái phi lý, xấu xa, không hợp quy luật sẽ bị đào thải, nhường chỗ cho cái tiến bộ hơn.

Trong cuộc đấu tranh này, đôi lúc có hiện tượng kéo lùi sự tiến bộ, song xu hướng này không phải là chủ đạo trong tiến trình phát triển theo hình xoáy trôn ốc (đi lên và cao hơn) của hiện thực khách quan.

Điều đáng sợ nhất không phải là “đấu tranh” mà “đấu tranh bị triệt tiêu” mâu thuẫn bị điều hòa, vùi dập không được giải quyết. Lâu ngày trở thành các ung nhọt bức bí trong xã hội, bằng mọi giá phải xì ra ở đâu đó.

Bản thân nước Mỹ cũng thế, họ tranh đấu để chọn ra điều tốt đẹp cho riêng họ, vì lợi ích của đại đa số người dân Mỹ. Thế cho nên, giữa Trump và Biden ai làm Tổng thống cũng hoàn toàn xứng đáng.

Bởi vậy, bầu cử Mỹ không đơn thuần là đấu trường tranh giành quyền lực mà còn là dịp để nước Mỹ giải quyết mâu thuẫn tồn tại suốt 4 năm cầm quyền của đảng Cộng hòa.

Là thời điểm để nước Mỹ cơ cấu lại nội bộ, sắp xếp trật tự, phân chia quyền lực cai trị. Những yếu kém của nhiệm kỳ trước sẽ được soi xét tối đa, người dân Mỹ hoàn toàn có quyền bắt buộc tân Tổng thống phải xử lý những vấn đề tồn đọng mà người tiền nhiệm chưa thể (không) giải quyết.

Một cử tri với khẩu hiệu

Một cử tri với khẩu hiệu yêu cầu "đếm mọi phiếu bầu" (Ảnh: Reuters)

Hai đảng phái chính trị lớn nhất Mỹ giống như hai thanh răng cưa, khi đấu tranh giống như các đỉnh nhọn sắc kèn vào nhau, khi giành được quyền lực họ lại ăn khớp với nhau ở chổ lõm, đảng này buộc phải xử lý yếu kém của đảng kia để hợp ý dân chúng, đồng thời khẳng định mình tiến bộ hơn.

Mặc dù sau lưng các đảng phái chính trị tại Mỹ là bệ đỡ kinh tế từ các tập đoàn kinh tế đồ sộ. Song, sự vận động, tồn tại của các đảng này và người đại diện của nó luôn xoay quanh trục lợi ích dân tộc.

Vì vậy, dù là D. Trump hay J. Biden làm Tổng thống thì “bản chất Mỹ” không thay đổi, có chăng chỉ là sự thay đổi của sách lược để khẳng định giá trị, tuyên ngôn của mỗi đảng trong khoảng thời gian một nhiệm kỳ.

Có thể bạn quan tâm

  • Bầu cử Mỹ: 5 bang quan trọng sẽ quyết định số phận của Biden và Trump

    Bầu cử Mỹ: 5 bang quan trọng sẽ quyết định số phận của Biden và Trump

    13:00, 05/11/2020

  • Bầu cử Mỹ: Ghế Tổng thống chỉ cách 6 phiếu, D. Trump bày trận pháp lý

    Bầu cử Mỹ: Ghế Tổng thống chỉ cách 6 phiếu, D. Trump bày trận pháp lý

    08:53, 05/11/2020

  • Bầu cử Mỹ: Biden có

    Bầu cử Mỹ: Biden có "cú lội ngược dòng"!

    06:34, 05/11/2020

  • Bầu cử Mỹ: Cả thế giới cùng chờ đợi

    Bầu cử Mỹ: Cả thế giới cùng chờ đợi

    22:06, 04/11/2020

  • Bầu cử Mỹ: Các bang chiến trường chưa thể quyết định kết quả

    Bầu cử Mỹ: Các bang chiến trường chưa thể quyết định kết quả

    14:15, 04/11/2020

  • Bầu cử Mỹ: Donald Trump lạnh lùng bứt phá!

    Bầu cử Mỹ: Donald Trump lạnh lùng bứt phá!

    14:14, 04/11/2020

  • Bầu cử Mỹ: D. Trump và J. Biden rượt đuổi gay cấn

    Bầu cử Mỹ: D. Trump và J. Biden rượt đuổi gay cấn

    08:49, 04/11/2020

  • Bầu cử Mỹ: D. Trump và J. Biden tạm hòa nhau 1-1

    Bầu cử Mỹ: D. Trump và J. Biden tạm hòa nhau 1-1

    19:03, 03/11/2020

TRƯƠNG KHẮC TRÀ