Những thành tựu mà Luật Doanh nghiệp mang lại cho nền kinh tế là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, quá trình thực thi Luật này vẫn để lại những tiếc nuối đáng kể, trong đó có vấn đề hậu kiểm.

Những thành tựu và Luật Doanh nghiệp mang lại cho nền kinh tế là điều không thể phủ nhận.

Những thành tựu Luật Doanh nghiệp mang lại cho nền kinh tế là điều không thể phủ nhận.

Từ tiếc nuối vấn đề hậu kiểm…

Tôi đành phải nói vậy vì thấy hiện tại, “hậu kiểm” là cứ để doanh nghiệp ra đời, sẽ thanh tra, kiểm tra và xử phạt sau.

Thiết kế của chúng tôi không phải như vậy, mà theo nghĩa là kiểm soát rủi ro trên việc đánh giá mức độ an toàn và thực thi pháp luật của doanh nghiệp, quản lý nhà nước chỉ tập trung vào nhóm có rủi ro cao.

Nhưng khi mang tư duy kiểm tra để phạt, sẽ không thể có cơ chế, chính sách dễ tuân thủ, chi phí thấp được. Cộng với hệ thống quy định dày đặc, mỗi năm thêm cả chục luật, hàng trăm nghị định, thông tư, hàng ngàn công văn điều hành..., thì đúng là không ai an tâm kinh doanh được và không ít doanh nghiệp có tư duy đi tìm “ô dù”...

Ngày 1/7/2006, Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, với hai điểm mới nổi trội. Một là, mở rộng phạm vi điều chỉnh tới cả khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hai là, thu hẹp thẩm quyền ban hành quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh tương ứng.

Trong cuộc họp đầu tiên của Tổ công tác thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp khoảng 3 tháng sau đó, một lãnh đạo Văn phòng Chính phủ là Tổ phó thường trực Tổ công tác đã khơi lại cuộc chiến giấy phép con với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương. “Chính ở đây là nơi xuất hiện giấy phép con. Nếu các đồng chí không ban hành thì không có giấy phép ấy. Không thể để cứ ban hành rồi lại phải dọn dẹp đi”, vị lãnh đạo đã nói như vậy.

Phải nhắc lại, Tổ công tác của Luật Doanh nghiệp 1999 đã khởi xướng cuộc chiến này bằng việc đề xuất và được cố Thủ tướng Phan Văn Khải chấp thuận bỏ 84 giấy phép con vào ngày 3/2/2000.

Hậu kiểm là một trong những vấn đề còn tiếc nuối của Luật Doanh nghiệp.

Hậu kiểm là một trong những vấn đề còn tiếc nuối của Luật Doanh nghiệp.

Nhưng việc chỉ suôn sẻ trong 2 năm đầu, trước khi các bộ, ngành được giao chủ động đề xuất cắt giảm. Tính cả mấy vòng đời của Tổ công tác, gồm cả Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 sau này, dù có vài ngàn điều kiện kinh doanh được cắt giảm, thì ách tắc trong môi trường kinh doanh vẫn còn.

Hiện nay, những ách tắc do sự chồng chéo, không rõ ràng trong 10 luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai, nhà ở, môi trường... Việc này đã nói vài năm và cho đến nay, sau báo cáo về chồng chéo pháp luật do VCCI thực hiện chúng ta đã ít nhiều cải thiện được điều này nhưng nếu không được gỡ, sẽ không thể trả lời được câu hỏi, năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế tới đây sẽ thế nào...

Tới hiệu ứng lan toả trong cải cách thể chế

Cách đây 10 năm, khi Luật Doanh nghiệp 2005 được ban hành, lần đầu tiên cơ chế đánh giá tác động văn bản (RIA) được thực hiện. Lợi ích, chi phí của các bên được đặt lên bàn. Khi đó, VCCI đã rà soát 800 văn bản và có một báo cáo rất dày, nói rằng, nếu không sửa thì Luật Doanh nghiệp không thể thực hiện trọn vẹn.

Thực tế đã đúng như vậy. Doanh nghiệp gia nhập thị trường thuận lợi, nhưng không thể tồn tại nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh không thuận lợi tương ứng. Nếu lửa cải cách chỉ truyền trong Luật Doanh nghiệp là không đủ.

Tôi thấy rất rõ khi làm việc với các bộ, ngành về phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành hai năm vừa qua. Họ phản ứng rất gay gắt, nhiều khi “một mất, một còn” với nhiều đề xuất cắt giảm của chúng tôi.

Thật ra, công bằng mà nói ở thời điểm hiện tại, nếu chỉ cải cách Luật Doanh nghiệp thôi là chưa đủ mà phải đồng hành và kết hợp với cải cách, thay đổi hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành, hệ thống tòa án... liên quan để từ đó tạo hiệu ứng đồng bộ, kích thích khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển.

Trong đó, quan trọng là tinh thần cải cách phải thống nhất vì quyền tự do kinh doanh, thì mới tạo ra hệ thống thể chế thân thiện với thị trường, vì doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển.

Bài 16: Luật Doanh nghiệp và những bước lùi chân của nhà nước.