HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 7): Cải cách bắt đầu từ đâu?

TS NGUYỄN ĐÌNH CUNG, THÀNH VIÊN TỔ TƯ VẤN KINH TẾ CỦA THỦ TƯỚNG 02/03/2021 04:50

Trong giai đoạn tới, trọng tâm của cải cách sẽ nằm ở việc thay đổi chức năng và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại, đầy đủ.

Khi thay đổi chức năng và vai trò của nhà nước thì thị trường các nhân tố sản xuất sẽ ngày càng phát triển từ đó thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế.

cải cách sẽ nằm ở hai yếu tố, cải cách sở hữu và cải cách vai trò của Nhà nước.

Cải cách sẽ nằm ở hai yếu tố, cải cách sở hữu và cải cách vai trò của Nhà nước.

Hai yếu tố cốt lõi

Là người quan sát quá trình chuyển đổi, tôi nhận thấy thực tế rằng, những khó khăn trong chuyển đổi sang kinh tế thị trường của Việt Nam hiện tại không nằm ở vế thị trường, mà nằm ở phía Nhà nước. Muốn nền kinh tế ngày càng phát triển chúng ta cần đến sự thay đổi của tư duy.

Nếu như ở giai đoạn trước, Nhà nước lùi, thị trường tiến; Nhà nước đứng yên, thị trường mở. Hiện tại, sự thay đổi của thị trường nhân tố sản xuất không thể diễn ra được nếu Nhà nước không thay đổi. Có thể hình dung rằng, nếu Nhà nước sở hữu và kiểm soát, thì thị trường sẽ méo mó, không thể vận hành đúng quy luật được.

Khi chúng ta tuyên bố với thế giới là đang chuyển sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập, đầy đủ, thì chúng ta phải thể hiện nỗ lực của mình, phải vươn lên các thứ bậc cao hơn, chứ không thể cứ ở mức trung bình, trung bình thấp như hiện tại.

Mức khá của Việt Nam trên các bảng xếp hạng về tự do kinh tế, quản trị nhà nước ở đây còn có hàm ý là không quá nhiều nhà nước, không quá nhiều thị trường.

Ở cấp độ kinh tế thị trường, rõ ràng, vai trò nhà nước và vai trò thị trường không thể tách rời, không thể đối nghịch nhau mà phải bổ sung cho nhau. Như vậy, cần đánh giá cả trên yếu tố mức độ phát triển thị trường của nền kinh tế và cả hiệu lực chính phủ. Nếu hai chỉ tiêu này đều tốt thì nền kinh tế thị trường của chúng ta được coi là nền kinh tế thị trường tốt.

Đáng tiếc rằng, cả hai chỉ số này của Việt Nam đều chưa tốt, mức độ phát triển thị trường của chúng ta nằm ở top dưới. Kinh tế thị trường của chúng ta, cả vai trò Nhà nước, cả vai trò thị trường đều rất kém.

Như vậy, cải cách sẽ nằm ở hai yếu tố, cải cách sở hữu và cải cách vai trò của Nhà nước. Hướng chuyển sang kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay không nằm ở vế thị trường, mà nằm ở vế Nhà nước. Cho nên phải cải cách Nhà nước, thay đổi tư duy. Khi nói sở hữu chuyển sang kinh tế thị trường thì những thị trường liên quan sở hữu, và những thiết chế bảo vệ quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp và người dân là những mục tiêu cần nhắm vào để cải cách.

Vai trò Nhà nước nhiều hơn

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, trong đó định hướng xã hội chủ nghĩa là việc Nhà nước xã hội chủ nghĩa làm nhiều hơn và thực hiện tốt hơn các chức năng xã hội của mình.

cải cách sẽ nằm ở hai yếu tố, cải cách sở hữu và cải cách vai trò của Nhà nước.

Khi nói sở hữu chuyển sang kinh tế thị trường thì những thị trường liên quan sở hữu, và những thiết chế bảo vệ quền sở hữu tài sản của doanh nghiệp và người dân là những mục tiêu cần nhắm vào để cải cách.

Ví dụ, Nhà nước tạo nhiều hơn cơ hội phát triển cho người dân; đảm bảo công bằng hơn cho tiếp cận cơ hội phát triển, nhất là đối với nhóm người yếu thế trong xã hội. Nhà nước thực hiện chiến lược tăng trưởng toàn diện, chia sẻ công bằng lợi ích phát triển cho các nhóm dân cư, các vùng kinh tế.

Nhà nước đầu tư phát triển vào các vùng, lĩnh vực mà kinh tế tư nhân không làm, hoặc không làm được; Nhà nước không đầu tư kinh doanh, đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận. Nhà nước chi tiêu nhiều hơn cho phát triển giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ của người dân và an sinh xã hội; Nhà nước vì dân phục vụ nhiều hơn; Nhà nước vì dân nhiều hơn so với các nền kinh tế thị trường khác.

Do đó tôi cho rằng, trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, có lẽ vế Nhà nước nên nhiều hơn một chút, nhưng không nhiều quá.

Bài 8: Kinh tế thị trường và nhà nước kiến tạo

Có thể bạn quan tâm

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 6): Kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước

    HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 6): Kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước

    04:50, 01/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 5): Bước ngoặt chuyển đổi

    HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 5): Bước ngoặt chuyển đổi

    04:50, 24/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 4): Luật riêng về tích tụ ruộng đất phải giải quyết được những vấn đề gì?

    HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 4): Luật riêng về tích tụ ruộng đất phải giải quyết được những vấn đề gì?

    05:30, 21/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 3): Tích tụ ruộng đất như thế nào cho hiệu quả?

    HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 3): Tích tụ ruộng đất như thế nào cho hiệu quả?

    11:10, 20/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 2): Từ Khoán 10 tới tích tụ ruộng đất

    HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 2): Từ Khoán 10 tới tích tụ ruộng đất

    04:50, 16/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 1): “Cha đẻ của khoán 10”, người mở đường cho tư duy đổi mới nông nghiệp

    HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 1): “Cha đẻ của khoán 10”, người mở đường cho tư duy đổi mới nông nghiệp

    11:01, 13/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI: Tầm nhìn 2045

    HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI: Tầm nhìn 2045

    04:50, 11/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 7): Cải cách bắt đầu từ đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO