Thách thức với BRI trong bối cảnh mới

TRƯỜNG ĐẶNG 23/01/2024 04:00

Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã chứng tỏ tầm nhìn của Trung Quốc trong một thời đại đầy rẫy bất ổn và gián đoạn. Nhưng BRI sẽ gặp nhiều thách thức trong bối cảnh mới.

An ninh hàng hải ngày càng mong manh khiến chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng dễ gián đoạn

An ninh hàng hải ngày càng mong manh khiến chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng dễ gián đoạn

Trong hai tháng qua, sự gia tăng đột ngột các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở eo biển Bab el -Mandeb chiến lược nối Biển Đỏ với Biển Ả Rập đã khiến các hãng vận tải biển lớn nhất thế giới phải tạm dừng quá cảnh qua Kênh đào Suez trong vài tuần. Hòa bình khó có thể sớm trở lại khi Mỹ và Anh tiến hành các cuộc tấn công vào Yemen khiến tình hình leo thang.

>>Ấn Độ sớm soán “ngôi vương” kinh tế của Trung Quốc?

Các chuyên gia cho rằng giải pháp cho vấn đề này sẽ không sớm đến từ những cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung hay các diễn đàn ở Davos trong những ngày qua. Thay vào đó, bản thân mỗi quốc gia cần có một giải pháp phòng ngừa trước một thế giới bị ảnh hưởng bởi những cuộc khủng hoảng không thể lường trước cho an ninh kinh tế đất nước mình.

Trên khía cạnh này, ông Parag Khanna, nhà sáng lập và CEO của Climate Alpha nói rằng Trung Quốc đã đi trước thế giới một bước với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

Không bàn tới tham vọng làm suy yếu trật tự quốc tế do phương Tây dẫn đầu, theo ông Khanna, BRI đã đại diện cho những gì tất cả các quốc gia nên làm vì lợi ích quốc gia của mình: xây dựng càng nhiều con đường càng tốt để cung đáp ứng nhu cầu, vừa là hàng rào chống lại những gián đoạn không lường trước mà còn để tăng cường khả năng kết nối và ảnh hưởng của một quốc gia.

Lợi ích của điều này đã trở nên quá rõ ràng vào năm 2021, khi tàu container khổng lồ Ever Given mắc cạn ở Kênh đào Suez, khiến thương mại giữa châu Âu và châu Á bị đóng băng ngay khi thế giới đang tìm cách phục hồi thương mại trong bối cảnh suy thoái do COVID-19.

Điểm yếu của các điểm huyết mạch hàng hải tiếp tục bị phơi bày ở Biển Đỏ hiện nay, hay việc Nga phong tỏa ngũ cốc trên Biển Đen, hạn hán ở Kênh đào Panama đã chứng minh luận điểm rằng tính ổn định của vận tải hàng hải đang ngày càng mong manh.

Thay vào đó, con đường khôn ngoan hơn đã được Trung Quốc và Châu Âu xây dựng lên. Hàng hóa được vận chuyển qua tuyến đường sắt xuyên Á-Âu đã tăng gấp đôi lên 1.000 chuyến mỗi tháng vào đầu năm 2021, mang lại độ tin cậy và đúng giờ cao hơn.

Việc xây dựng thêm nhiều đường cao tốc và đường sắt xuyên lục địa Á-Âu cũng như các cảng dọc Ấn Độ Dương và Bắc Cực được xem là điều cần thiết để tạo ra sự linh hoạt và các tuyến đường thay thế cho hoạt động vận chuyển hàng hóa truyền thống toàn cầu.

Những khoản đầu tư như vậy là biện pháp phòng ngừa hiệu quả trước những cú sốc lạm phát do chủ nghĩa bảo hộ, địa chính trị và biến đổi khí hậu.

>>Khủng hoảng nhân khẩu học "đe dọa" kinh tế Trung Quốc

Yếu tố phòng thủ địa chính trị cũng là điểm mạnh của BRI. Sau khi trở thành công xưởng của thế giới, Bắc Kinh hiểu rằng mình cần nhập khẩu một lượng lớn năng lượng và nguyên liệu thô để cung cấp nhiên liệu cho cơ sở công nghiệp đang phát triển của mình.

Dù nhận nhiều chỉ trích, BRI của Trung Quốc cũng đã thể hiện là một giải pháp đúng đắn của Bắc Kinh trong củng cố chuỗi cung ứng kinh tế

Dù nhận nhiều chỉ trích, BRI đã thể hiện là một giải pháp đúng đắn của Bắc Kinh trong củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu

Thế nhưng, tuyến hàng hải trọng yếu đến Trung Quốc ngày càng bị đe dọa bởi sự tham gia của Mỹ và các đồng minh thông qua chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hay nhóm Bộ Tứ gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.

Hơn nữa, mô hình BRI đang nhanh chóng được các nước khác học hỏi, đặc biệt là những quốc gia nằm trong ngã tư địa lý giữa Châu Âu, Châu Phi và Châu Á – thể hiện qua những sáng kiến tầm cỡ mới gần đây. Trong đó, Hành lang kinh tế đa phương thức Ấn Độ-Trung Đông-Châu Âu (IMEC) là một dự án như vậy. Sáng kiến trị giá 20 tỷ USD được đề xuất đã nhanh chóng được Hoa Kỳ ca ngợi là đối thủ của BRI, dù sáng kiến này còn đang bế tắc do các xung đột ở Trung Đông.

Không chịu thua kém, vào tháng 9 năm ngoái Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đề xuất một hành lang trung chuyển thương mại khác kéo dài từ cảng Basra phía Nam Iraq qua Thổ Nhĩ Kỳ đến châu Âu...

Có thể bạn quan tâm

  • Lộ diện ngành kinh tế mới đem lại hàng trăm tỷ USD cho Trung Quốc

    Lộ diện ngành kinh tế mới đem lại hàng trăm tỷ USD cho Trung Quốc

    03:00, 21/01/2024

  • Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản

    Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản "quay lưng" với kinh tế Trung Quốc

    04:00, 17/01/2024

  • Kinh tế Trung Quốc giảm phát kéo dài, điều gì đang diễn ra?

    Kinh tế Trung Quốc giảm phát kéo dài, điều gì đang diễn ra?

    04:00, 16/01/2024

  • Toan tính của các quốc gia Trung Đông khi đầu tư vào Trung Quốc

    Toan tính của các quốc gia Trung Đông khi đầu tư vào Trung Quốc

    03:00, 16/01/2024

  • Quốc gia nào

    Quốc gia nào "soán ngôi" Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ?

    04:00, 13/01/2024

  • Trung Quốc “chuyển hướng” nền kinh tế

    Trung Quốc “chuyển hướng” nền kinh tế

    02:30, 14/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thách thức với BRI trong bối cảnh mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO