>>Doanh nghiệp xuất nhập khẩu "gian nan" vì chi phí vận tải biển

Sau dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngư dân Đà Nẵng lại tiếp tục ra khơi để thu "lộc biển". Ruốc biển (hay gọi là tép biển) đang được mùa, mùa vụ này các ngư dân thu hoạch tốt để kiếm thêm thu nhập.

Mỗi thuyền sẽ có từ 3-4 ngư dân làm việc xuyên đêm đến sáng. Sau mỗi chuyến ra khơi, mỗi thuyền có thể mang về từ 700-1000kg ruốc để bán cho thương lái.

Hàng ngày các ngư dân tại Đà Nẵng đều ra khơi để săn

Hàng ngày các ngư dân tại Đà Nẵng đều ra khơi để săn "lộc biển" để kiếm thêm thu nhập.

Ruốc sau khi vào bờ sẽ được tập trung tại một khu vực chờ thương lái đến mua.

Ruốc sau khi vào bờ sẽ được tập trung tại một khu vực chờ thương lái đến mua.

Nhiều người đến từ sớm để chờ thuyền cập bến.

Nhiều người đến từ sớm để chờ thuyền cập bến.

Khi vào bờ, thương lái sẽ đến tận nơi mua mang đi để cung ứng tại các chợ trên địa bàn thành phố. Được biết, hiện tại thương lái đang mua ruốc tươi với giá 30.000-40.000 đồng/kg. Trừ ra các khoản chi phí, mỗi ngư dân có thể thu về gần 1 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Bốn - người dân phường Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cho hay mùa ruốc năm nay không nhiều so với năm 2021, tuy nhiên vẫn đủ để ngư dân kiếm thêm thu nhập trong những tháng đầu năm. Bà Bốn cho biết ruốc biến được ưa chuộng bởi độ tươi ngon, giá cả hợp lý, khi mua về chế biến đơn giản và phù hợp với các bữa cơm.

"Sản lượng vừa đủ với nhu cầu của người dân nên khi vào bờ là thương lái mua hết ngay. Năm nay do tình hình dịch bệnh khó khăn nên giá cả cũng không tăng nhiều, thu nhập của ngư dân chúng tôi cũng đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày cho gia đình", bà Bốn chia sẻ.

Sau mỗi chuyến ra khơi, mỗi thuyền có thể đánh bắt được từ 700-1000kg ruốc biển.

Sau mỗi chuyến ra khơi, mỗi thuyền có thể đánh bắt được từ 700-1000kg ruốc biển.

Hiện thương lái đang mua với giá từ 30.000-40.000đồng/kg.

Hiện thương lái đang mua với giá từ 30.000-40.000đồng/kg.

Mỗi ngư dân có thể thu về gần 1 triệu đồng sau một ngày làm việc.

Mỗi ngư dân có thể thu về gần 1 triệu đồng sau một ngày làm việc.

Ruốc tươi được người dân ưa chuộng bởi độ tiện dụng trong các bữa cơm gia đình.

Ruốc tươi được người dân ưa chuộng bởi độ tiện dụng trong các bữa cơm gia đình.

Ngoài chế biến tươi, ruốc còn được dùng chế biến đồ khô hoặc mắm để dự trữ được lâu.

Ngoài chế biến tươi, ruốc còn được dùng chế biến đồ khô hoặc mắm để dự trữ được lâu.

Theo thông tin từ một thương lái, ruốc sau khi thu mua sẽ mang đi tiêu thụ tại khắp các chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để phục vụ người dân. Ngoài ra, ruốc còn có thể chế biến thành các món khô, mắm để có thể dự trữ được lâu hơn.

"Vì ruốc tiện dụng và chỉ có theo mùa nên người dân mua để dự trữ nhiều. Nếu sản lượng nhiều hơn ngư dân sẽ có thu nhập khá, cánh thương lái chúng tôi cũng sẽ cung ứng cho bạn hàng được nhiều hơn", bà Hồ Thị Loan, thương lái cho biết. 

Theo tìm hiểu, mùa ruốc biển bắt đầu từ tháng 10 âm lịch năm trước đến hết tháng 3 âm lịch năm sau. Đây cũng chính là thời gian thích hợp nhất để loại hải sản này phát triển, sinh sản.

Sau khi thu mua, các thương lái sẽ mang đi cung ứng cho các chợ trên địa bàn Đà Nẵng.

Sau khi thu mua, các thương lái sẽ mang đi cung ứng cho các chợ trên địa bàn Đà Nẵng.

"Đội shipper" quen mặt đối với các ngư dân và thương lái vào mỗi buổi sáng.

Vì là chở nước biển nên các phương tiện được dùng vận chuyển rất đơn giản để giảm hư hại.

Vì là chở nước biển nên các phương tiện được dùng vận chuyển rất đơn giản để giảm hư hại.

Ruốc cần được sơ chế nhanh để đảm bảo giữ được hương vị tự nhiên.

Ruốc cần được sơ chế nhanh để đảm bảo giữ được hương vị tự nhiên.

Tưới nước biên để bảo quản ruốc.

Tưới nước biên để bảo quản ruốc.

Sau mỗi chuyến ra khơi, các ngư dân sẽ mang ngư cụ về để vệ sinh chờ chuyến kế tiếp.

Sau mỗi chuyến ra khơi, các ngư dân sẽ mang ngư cụ về để vệ sinh chờ chuyến kế tiếp.