Nỗ lực giải quyết “đất vàng” bỏ hoang

VI ANH 12/12/2023 03:00

Theo dự kiến, vào cuối tháng 12, loạt khu 'đất vàng' tọa lạc dọc bờ sông Hương và trên các trục đường trung tâm thành phố Huế sẽ trải qua quá trình đấu giá.

>>Hải Dương: Đề xuất phát triển hàng trăm dự án nhà ở thương mại

Mới đây, Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, cơ quan đang phối hợp với Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh để chuẩn bị đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất các khu "đất vàng" tại trung tâm thành phố.

Đấu giá loạt “đất vàng”

Theo dự kiến, vào ngày 28/12, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức phiên đấu giá khu đất số 5 trên đường Lê Lợi, nằm cạnh sông Hương. Khu đất này có vị trí nằm giữa khách sạn cao cấp Azerai La Residence và đường quy hoạch 11,5m dọc bờ sông Hương, gần Học viện Âm nhạc Huế.

Khu đất ở số 5 đường Lê Lợi nằm cạnh sông Hương sẽ đưa ra đấu giá vào ngày 28/12 tới đây.

Khu đất ở số 5 đường Lê Lợi nằm cạnh sông Hương sẽ đưa ra đấu giá vào ngày 28/12 sắp tới.

Diện tích của khu đất "vàng" là 8.012,3m2, với giá khởi điểm cho thuê quyền sử dụng đất là gần 823,9 triệu đồng/năm (chưa bao gồm các loại thuế và phí khác theo quy định). Thời hạn sử dụng đất là 10 năm kể từ ngày có Quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Với hình thức sử dụng đất là Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm, để thực hiện dự án đầu tư thông qua đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, vào ngày 29/12, địa phương sẽ tổ chức đấu giá khu đất số 8 - 10 đường Phan Bội Châu và số 19 đường Nguyễn Huệ; với mục đích xây dựng tổ hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn cao cấp 4-5 sao quy mô từ 80 - 100 phòng với tổng mức đầu tư hơn 675 tỷ đồng.

Khu đất số nhà 8 - 10 trên đường Phan Bội Châu và số 19 trên đường Nguyễn Huệ nằm kề nhau, có tổng diện tích là 7.081,5m2. Trong đó, diện tích đất trong chỉ giới quy hoạch là 294,4m2, diện tích đất ngoài chỉ giới quy hoạch là 6.787,1m2 và diện tích đất sẽ được đưa vào quá trình đấu giá cũng là 6.787,1m2.

>>Bà Rịa - Vũng Tàu “khai tử” siêu dự án gần 630ha

Hiện nay, tài sản gắn liền trên khu đất là 2 khu nhà làm việc của Sở Giao thông Vận tải và Công ty Cổ phần Đường bộ 1 Thừa Thiên Huế, với tổng diện tích xây dựng là 2.218,7m2 và diện tích sàn là 3.794,2m2. Giá khởi điểm đấu giá cho 2 khu nhà đất này là hơn 230,9 tỷ đồng, và thời hạn sử dụng đất là 50 năm.

Trong suốt thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành sắp xếp và di dời nhiều cơ quan có trụ sở làm việc tại các khu "đất vàng" trên đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư.

Vào đầu năm 2022, theo đề án của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiều cơ quan có trụ sở tại trục đường chính Lê Lợi đã được di dời về làm việc tại Trung tâm hành chính công của tỉnh, đặt tại đường Võ Nguyên Giáp.

Trụ sở Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm ở khu đất số 8 - 10 đường Phan Bội Châu và số 19 đường Nguyễn Huệ (TP Huế) chuẩn bị đấu giá.

Trụ sở Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm ở khu đất số 8 - 10 đường Phan Bội Châu và số 19 đường Nguyễn Huệ (TP Huế) chuẩn bị đấu giá. 

Tuy nhiên, sau hơn 1 năm kể từ khi các trụ sở được dời về nơi làm việc mới, khu "đất vàng" giữa trung tâm thành phố vẫn trở thành một khu vực "đắp chiếu". Theo thời gian, các công trình tại đây không nhận được sự quan tâm, điều này đã tạo nên hình ảnh nhếch nhác, xuống cấp, gây lãng phí và mất đi vẻ đẹp của đô thị.

Giải quyết “đất vàng” bỏ hoang

Nhiều ý kiến cho rằng, đã có một số doanh nghiệp đến khảo sát nhưng vẫn chưa thể quyết định đầu tư. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, khó khăn lớn nhất ở đây chính là vướng cơ chế về bán tài sản công, các quy định, chính sách pháp luật còn chồng chéo. 

Có thể thấy, kế hoạch đấu giá đất vàng của TP.Huế được xem là tín hiệu tích cực cho thấy các địa phương nỗ lực giải quyết thực trạng các khu đất có giá trị nhưng chưa được khai thác hiệu quả.

Để khắc phục tình trạng “đất vàng” bỏ hoang, nhiều chuyên gia đã chỉ ra vai trò quan trọng của chính quyền địa phương các cấp. Theo ông Phạm Đức Toản - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property), chính quyền địa phương cần có những động thái quyết liệt để yêu cầu các chủ đầu tư có dự án bị chậm tiến độ cần có thời hạn cụ thể để thực hiện dự án. Trong trường hợp hết hạn chủ trương đầu tư, nên thu hồi dự án để giao cho nhà đầu tư khác có năng lực hơn.

Đồng thời, “Nhà nước cần có cơ chế công khai minh bạch cho người dân giám sát. Các thông tin đầu tư, quy hoạch phải được phổ biến rộng rãi. Thậm chí hướng dẫn người dân cách thức, con đường kiến nghị nếu phát hiện ra vi phạm trong sử dụng đất đai của tổ chức, doanh nghiệp”, ông Toản cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Tiến độ gỡ vướng dự án bất động sản tại TP.HCM đang ra sao?

    Tiến độ gỡ vướng dự án bất động sản tại TP.HCM đang ra sao?

    15:19, 11/12/2023

  • Bất động sản công nghiệp: Tránh bẫy tăng trưởng nóng

    Bất động sản công nghiệp: Tránh bẫy tăng trưởng nóng

    20:56, 10/12/2023

  • Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đang vi phạm nghĩa vụ nợ

    Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đang vi phạm nghĩa vụ nợ

    12:03, 10/12/2023

  • Nhiễu loạn thông tin báo cáo thị trường bất động sản (KỲ IV): Số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu

    Nhiễu loạn thông tin báo cáo thị trường bất động sản (KỲ IV): Số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu

    05:00, 10/12/2023

  • Lãi suất cho vay hấp dẫn giúp bất động sản ấm trở lại?

    Lãi suất cho vay hấp dẫn giúp bất động sản ấm trở lại?

    10:10, 09/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nỗ lực giải quyết “đất vàng” bỏ hoang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO