Phát triển nhà ở xã hội: “Khoảng cách” chính sách và thực tế

VI ANH 06/02/2024 03:00

Nhiều doanh nghiệp muốn phát triển nhà ở xã hội nhưng vẫn gặp khó trong việc tiếp cận vốn vay bởi những “khoảng cách” giữa chính sách và thực tế.

>>Nhà ở vừa túi tiền - xu hướng phát triển trong năm 2024

Trong báo cáo mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM đã chỉ ra hàng loạt khó khăn, vướng mắc trong công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân, đặc biệt là khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay.

Nhiều doanh nghiệp muốn phát triển nhà ở xã hội nhưng vẫn gặp khó trong việc tiếp cận vốn vay

Nhiều doanh nghiệp muốn phát triển nhà ở xã hội nhưng vẫn gặp khó trong việc tiếp cận vốn vay.

Rào cản vốn vay

Theo đánh giá, sự thiếu ổn định trong nguồn vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi được chỉ ra là một trong những nguyên nhân khiến các chủ đầu tư chưa “mặn mà” thực hiện đầu tư loại hình NƠXH.

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hiện mới chỉ có 4 ngân hàng quốc doanh (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) cam kết cho vay với lãi suất ưu đãi. Cụ thể, chủ đầu tư và người mua nhà vay có thể được vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại Nhà nước.

>>Doanh nghiệp nói gì về quy định được chuyển sang trả tiền thuê đất hàng năm?

Tuy nhiên, trên thực tế khi tiếp nhận hồ sơ thẩm định để cấp tín dụng cho chủ đầu tư, mỗi ngân hàng có quy định riêng về điều kiện vay, nhằm hạn chế tối đa rủi ro về nợ xấu trong lĩnh vực này.

Một trong những điều kiện là, đối với dự án NƠXH, nhà ở công nhân phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bởi vậy, với những khu đất chưa đáp ứng điều kiện trên, chủ đầu tư không thể dùng khu đất dự án NƠXH làm tài sản bảo đảm thế chấp, vay vốn tại ngân hàng thương mại cho chính dự án đó mà phải dùng tài sản khác để thế chấp đảm bảo khoản vay.

Theo kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt, dự kiến phát triển 2,5 triệu m2 sàn NƠXH, tương đương 35.000 căn hộ. Tuy nhiên, đến nay TP mới chỉ hoàn thành và đưa vào sử dụng 2 dự án, với quy mô 61.554 m2 sàn, tương đương 623 căn hộ.

Do đó, việc tháo gỡ vướng mắc về thủ tục và “nới” điều kiện vay để nhà đầu tư thuận lợi triển khai dự án, chính sách phát huy hiệu quả được cho là rất cần thiết.

Giải pháp tháo gỡ

Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản (EZ Property) cho rằng, bản thân doanh nghiệp cần vay vốn nhưng quá trình tiếp cận vốn trong thời gian qua vẫn còn căng thẳng. Kể cả khi việc tiếp cận vốn ngân hàng hiện nay đã ưu đãi hơn nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được.

việc tháo gỡ vướng mắc về thủ tục và “nới” điều kiện vay để nhà đầu tư thuận lợi triển khai dự án, chính sách phát huy hiệu quả được cho là rất cần thiết.

Việc tháo gỡ vướng mắc về thủ tục và “nới” điều kiện vay để nhà đầu tư thuận lợi triển khai dự án NƠXH được cho là rất cần thiết.

Theo báo cáo trong quý IV/2023 của Bộ Xây dựng, các chủ đầu tư dự án NƠXH đang tập trung triển khai gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng, theo đó hiện nay đã có 27 tỉnh công bố danh mục 63 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn là 27.966 tỷ đồng.

Qua đó cho thấy, con số này vẫn đang ở mức khiêm tốn so với mục tiêu đã đề ra trước đó. Để giải quyết những vướng mắc này, ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với NHNN Việt Nam và các Bộ ngành địa phương triển khai một số giải pháp.

Đầu tiên, tập trung xây dựng các Nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển NƠXH, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.

Cùng với đó, đôn đốc các địa phương rà soát, lập danh mục các dự án NƠXH, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư đủ điều kiện vay vốn để công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, để các ngân hàng có cơ sở áp dụng cho vay theo gói 120.000 tỷ đồng.

Tiếp tục phối hợp với NHNN và các Bộ ngành liên quan, nghiên cứu báo cáo Chính phủ tiếp tục giảm lãi suất và kéo dài thời hạn vay vốn ưu đãi.

Đưa ra giải pháp thúc đẩy gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế cho rằng, các ngân hàng nên cân nhắc việc tiếp tục hạ lãi suất cho vay hoặc áp một mức cố định cho cả chu kỳ vay.

Bên cạnh đó, ông Thịnh đề xuất rằng, Nhà nước cần hỗ trợ bằng cách bù chênh lệch lãi suất và thời hạn cho vay kéo dài ít nhất 15 năm, nhằm khuyến khích người dân mua nhà, chủ đầu tư cũng căn cứ vào đó để xây dựng kế hoạch triển khai dự án NƠXH.

Có thể bạn quan tâm

  • Luật Đất đai (sửa đổi) - Tăng tính cạnh tranh trên thị trường bất động sản

    Luật Đất đai (sửa đổi) - Tăng tính cạnh tranh trên thị trường bất động sản

    04:00, 05/02/2024

  • Thách thức của môi giới bất động sản

    Thách thức của môi giới bất động sản

    03:00, 05/02/2024

  • Thách thức với thị trường bất động sản 2024

    Thách thức với thị trường bất động sản 2024

    03:45, 04/02/2024

  • Gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam

    Gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam

    11:57, 03/02/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển nhà ở xã hội: “Khoảng cách” chính sách và thực tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO