Chiến sự Nga- Ukraine: Những điều chưa từng có tiền lệ!

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 30/07/2022 05:00

Cách tiếp cận của Nga về mối quan hệ biện chứng giữa năng lượng và sức mạnh quốc gia tuy không mới nhưng vạch ra “con đường” nguy hiểm.

Quân Nga đang tấn công Kherson (Ảnh: Reuters)

Quân đội Ukraine đang phản công Nga để giành lại Kherson (Ảnh: Reuters)

>>Cuộc chiến khí đốt Nga- EU: Châu Âu sẽ vượt qua thử thách?

Ngày 28/7, bình luận về quan điểm của người đứng đầu nhà nước tự xưng Donetsk, Denis Pushilin - người phát ngôn nổi tiếng của điện Kremlin Peskov tái khẳng định rằng “đã đến lúc giải phóng các thành phố của NgaUkraine”.

Ông Putin là người làm sống lại tư tưởng dân tộc Nga - ý niệm đế chế bao hàm trong đó là đường biên giới rộng mở mà Ukraine chỉ đóng vai trò bộ phận cấu thành. Trên thực tế, giới chức chính trị Nga đang làm mọi cách xóa sổ một quốc gia độc lập, có chủ quyền được pháp luật quốc tế công nhận.

Moscow đã phát động chiến tranh quy ước, họ đã dùng hầu hết các loại vũ khí hiện đại nhất, không ngại phá hủy hạ tầng kinh tế, dân sinh tại Ukraine - chỉ trừ vũ khí hạt nhân chưa tham chiến.

Gần 5 tháng chiến sự ở Ukraine, quân Nga vẫn loay hoay ở vùng đất gần biên giới, khoảng 120.000km2. Chi phí “cứng” trên chiến trường vài chục tỷ USD, chưa kể thiệt hại nhân mạng binh sĩ, uy tín ông Putin bị hoen ố trong đánh giá từ các tổ chức quốc tế cũng như nhân loại yêu hòa bình.

Chi phí “mềm” mà Moscow phải trả thực sự khó đo đếm: Mắc kẹt hàng trăm tỷ USD tiền mặt tại các ngân hàng châu Âu; rơi vào tình thế bị cô lập hoàn toàn, chưa ai có thể đánh giá sau cuộc chiến này kinh tế, xã hội Nga còn tụt hậu bao nhiêu so với Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.

Cách tiếp cận của Kremlin về mối quan hệ biện chứng giữa năng lượng và sức mạnh quốc gia tuy không mới nhưng vạch ra “con đường” nguy hiểm - khai sinh học thuyết “chiến tranh - năng lượng” mà một số quốc gia đang trỗi dậy có thể áp dụng.

Kể từ sau thế chiến thứ II, hệ thống học thuyết an ninh quốc gia như Mỹ, Nhật, Đức, Italy đã đổi về chất - bị kiểm soát nhiều hơn, thậm chí bên thua trận bị buộc giải trừ “cơ chế xây dựng lực lượng quốc phòng” với tư cách là bộ phận cấu thành nội các cầm quyền.

Tất cả tuân theo hiến chương Liên Hợp Quốc, rất nhiều điều khoản xác định phạm vi, không gian chủ quyền lãnh thổ quốc gia hiện có trên bản đồ thế giới. Tuy thế, sự việc ở Đông Âu lại bắt đầu bằng lý do “phi phát xít hóa” láng giềng để bảo vệ an ninh chính mình.

Trong tay ông Putin, dầu mỏ và khí đốt đang là công cụ vạn năng, khiến châu Âu nhận lại phản đòn nặng nề khi mùa đông sắp tới. Điều đó nảy sinh câu hỏi: Nếu châu Âu và Mỹ tìm được nguồn năng lượng thay thế, sự an nguy của nước Nga và cá nhân ông Putin liệu có được đảm bảo?

>> Ukraine phản công ở Kherson, Nga chống đỡ kiểu gì?

Tiếp đến, ngay cả vấn đề lương thực cũng bị “chiến lược hóa” hỗ trợ cuộc chiến tranh tại Ukraine. Bằng chứng là Moscow buộc Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liên Hợp Quốc đặt bút ký thỏa thuận để giải phóng hàng trăm triệu tấn ngũ cốc mắc kẹt tại các hải cảng ở Biển Đen.

Chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc từ Biển Đen vẫn chưa thể xuất phát (Ảnh: Sputnik)

Chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc từ Biển Đen đã xuất phát (Ảnh: Sputnik)

Thỏa thuận ký chưa ráo mực, cuộc tập kích tên lửa của Nga hồi tuần trước nhắm vào Odessa, cảng lớn nhất của Ukraine trên Biển Đen, đã khiến niềm tin vào thỏa thuận ngũ cốc suy yếu, nguy cơ cản trở nỗ lực xuất khẩu lương thực của Ukraine trước cả khi nó được thực thi.

Tất cả mọi toan tính chỉ phục vụ mục đích duy nhất, làm kiệt quệ Ukraine, đa dạng hóa nguồn thu ngoại tệ cho Moscow khi nền kinh tế nội địa gần như kiệt quệ.

Lịch sử chiến tranh chưa ghi nhận hiện tượng “cấp quyền công dân cho người dân quốc gia khác sau khi chiếm lãnh thổ đối phương” - điều Nga đang cố gắng triển khai ở những thành phố chiếm được từ Ukraine.

Chuyện gì xảy ra nếu một số chính trị gia cho rằng, bất cứ nơi nào có người mang quốc tịch của họ sinh sống là lãnh thổ của chính họ? Và họ có quyền mang bom đạn, súng ống đến để bảo vệ “công dân” hải ngoại?

Nga đang tiến hành song song cuộc xâm lược “mềm” theo phương châm “bàn tay sắt bọc nhung”, cũng tạo ra tiền lệ xưa nay hiếm. Số liệu trưng cầu dân ý Crimea 2014 cho thấy, 95% số người ủng hộ về với chính quốc Nga!

Có thể bạn quan tâm

  • Ukraine phản công ở Kherson, Nga chống đỡ kiểu gì?

    Ukraine phản công ở Kherson, Nga chống đỡ kiểu gì?

    04:00, 29/07/2022

  • Ukraine dồn lực chiếm lại Kherson từ Nga

    Ukraine dồn lực chiếm lại Kherson từ Nga

    15:08, 28/07/2022

  • Kịch bản nào kết thúc chiến sự Nga- Ukraine?

    Kịch bản nào kết thúc chiến sự Nga- Ukraine?

    05:10, 28/07/2022

  • Nga sẽ sử dụng “mô hình Crimea” với Ukraine

    Nga sẽ sử dụng “mô hình Crimea” với Ukraine"

    05:10, 27/07/2022

  • Cuộc chiến Nga - Ukraine: Ai “vẽ đường cho hươu chạy”?

    Cuộc chiến Nga - Ukraine: Ai “vẽ đường cho hươu chạy”?

    05:10, 26/07/2022

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Vũ khí Mỹ sẽ làm thay đổi cục diện?

    Chiến sự Nga- Ukraine: Vũ khí Mỹ sẽ làm thay đổi cục diện?

    04:30, 26/07/2022

  • Chiến sự Nga- Ukraine ngăn cản G20 tìm tiếng nói chung

    Chiến sự Nga- Ukraine ngăn cản G20 tìm tiếng nói chung

    13:39, 25/07/2022

  • Nga tấn công cảng Odessa, chiến sự Nga- Ukraine tăng nhiệt

    Nga tấn công cảng Odessa, chiến sự Nga- Ukraine tăng nhiệt

    04:20, 25/07/2022

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Sai một li đi một dặm!

    Chiến sự Nga- Ukraine: Sai một li đi một dặm!

    04:30, 24/07/2022

TRƯƠNG KHẮC TRÀ