Cả Nga lẫn phương Tây đều tỏ ra thận trọng với từng “nước cờ” của mình trong chiến sự Nga- Ukraine. Tuy nhiên, mọi tính toán sai lầm có thể khiến cuộc chiến này lan rộng.
>> Nga- phương Tây: "Trạng chết chúa cũng băng hà"!
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần nhấn mạnh sự khác biệt giữa việc Mỹ cung cấp vũ khí quân sự cho Ukraine với việc Ukraine phản công Nga. Như một nguyên tắc ngầm, Nga và phương Tây nhận thức được giới hạn của đôi bên: Nga có thể bỏ qua việc Ukraine nhận viện trợ vũ khí và tình báo từ Mỹ và phương Tây, nhưng sẽ phản ứng nếu Ukraine sử dụng quân đội từ phương Tây. Mặt khác, 2 bên không được sử dụng vũ khí có sức công phá lớn trong chiến sự Nga- Ukraine. Những quy tắc vô hình này là minh chứng cho thấy, cả ông Biden và Putin đều không hề mong muốn một cuộc chiến lớn hơn nổ ra.
Tuy nhiên, bà Liana Fix, Giám đốc chương trình ban đối ngoại của tổ chức Körber, cho rằng một cuộc chiến tranh có quy mô lớn hơn chiến sự Nga- Ukraine hoàn toàn có nguy cơ xảy ra. Bởi không có một chế tài quốc tế nào kiểm soát cuộc xung đột này. Do đó, mọi chuyện có thể vượt quá tầm kiểm soát, kể cả khi các bên không hề có động thái làm leo thang căng thẳng hay sử dụng vũ khí hạt nhân.
“Chúng ta có thể rút ra nhiều bài học từ cuộc Chiến tranh lạnh: sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô kết thúc êm đẹp trong hòa bình, nhưng đằng sau đó là những góc tối và căng thẳng tột đỉnh bao trùm nửa sau của thế kỷ XX. Chiến sự Nga-Ukraine rất có thể sẽ đi theo hướng này, bao gồm việc mọi thứ bước đầu được kiểm soát, rồi đột ngột bùng nổ mâu thuẫn”, bà Liana Fix nhận định.
Hiện nay, mọi ánh mắt có vẻ như đang đổ dồn về phía Nga. Ông Putin có thể nắm rõ các quy tắc ngầm nói trên, nhưng quân đội của ông khó có thể làm đúng theo quy tắc đó. Chẳng hạn, một vụ pháo kích tấn công vào mục tiêu của Ukraine, nhưng lại chệch hướng tới một trong các quốc gia thành viên NATO, thì liên minh này có thể sẽ coi đó là hành động khiêu khích của Nga, khiến xung đột giữa 2 bên nghiêm trọng hơn.
Hay như truyền thông Nga phác họa chiến sự Nga- Ukraine trên đà tiến tới cuộc chiến tranh lớn hơn. Chẳng hạn, khi Lithuania - một quốc gia thành viên NATO, đe dọa chặn hàng hóa đến Kaliningrad, Nga lập tức bày tỏ quan điểm cứng rắn. Sau đó, mâu thuẫn đã hạ nhiệt nhưng bà Liana Fix cho rằng, với cách tuyên truyền của Nga như vậy, Nga có thể mắc bẫy chính mình.
Bà Liana Fix cho rằng, Ukraine cũng có thể gặp những sự cố không mong muốn. Trong khi tấn công các mục tiêu quân sự của Nga, quân đội Ukraine có thể tính toán sai và vô tình tấn công các khu vực dân sự của Nga. Điện Kremlin có thể mượn cuộc tấn công Ukraine để lấy cớ trả đũa các quốc gia thành viên NATO, có nguy cơ khiến cuộc chiến hiện nay lan rộng toàn khu vực…
>> "Vén màn" trật tự thế giới mới hậu chiến sự Nga - Ukraine
Giống như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba vào năm 1962, chiến sự Nga- Ukraine có nguy cơ mở rộng thành cuộc chiến trong khu vực và lan ra toàn cầu. Dù kết thúc trong êm đẹp, khủng hoảng năm 1962 là hồi chuông cảnh báo cho cả thế giới. Nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev đã không lường trước được phản ứng của Tổng thống Mỹ Kennedy, một phần vì chủ quan nghĩ rằng Washington sẽ không phát hiện ra tên lửa đạn đạo lắp đặt ở Cuba. Ông đã nhầm tưởng có thể đánh bại Kennedy trong bí mật và may mắn.
Bà Liana Fix cho rằng ông Putin không ngẫu hứng như ông Khrushchev, nhưng vì lòng tự trọng của mình, ông Putin có thể đưa ra kết luận vội vàng rằng cách duy nhất để tiến về phía trước là đẩy cuộc chiến leo thang, đe dọa các nước phương Tây. Nếu như ông Putin không lường trước được phản ứng của Hoa Kỳ và đồng minh, thì ông cũng sẽ đối mặt với hệ quả khôn lường như ông Khrushchev.
“Không tồn tại một giải pháp hoàn hảo để phòng ngừa chiến tranh mở rộng. Các cuộc đàm phán và ngoại giao sẽ không thành công bởi với ông Putin, vũ lực mới là cách giải quyết hợp lý nhất, nhưng việc áp dụng vũ lực luôn tiềm ẩn rủi ro”, bà Liana Fix nhấn mạnh.
Tuy nhiên, cả Mỹ, phương Tây và Nga không muốn tiến tới bên bờ vực của Chiến tranh thế giới thứ ba. Quân đội Nga đang chịu vô số ràng buộc, trong khi cuộc chiến ở Ukraine liên tục phát sinh những tình huống bất ổn và đáng lo ngại. Dần dà, thế giới sẽ phải học cách sống chung với điều này. Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba kéo dài trong 13 ngày. Còn cuộc chiến ở Ukraine có thể sẽ kéo dài trong cả một thời gian dài sắp tới.
Có thể bạn quan tâm
Ukraine sẽ tấn công để giành lại bán đảo Crimea?
04:00, 19/07/2022
Ukraine phản công, Nga bắt đầu lúng túng?
02:40, 19/07/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Nga sẽ bớt đi một đối thủ lớn?
05:00, 17/07/2022
Loại vũ khí nào giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến sự với Nga?
04:30, 17/07/2022
Chiến sự Nga- Ukraine đánh thức "gã khổng lồ" châu Âu
12:10, 16/07/2022