Cuộc chiến Nga - Ukraine: Ai “vẽ đường cho hươu chạy”?

Diendandoanhnghiep.vn Cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn tiếp tục leo thang, diễn biến căng thẳng, với đủ loại vũ khí mới được hai bên đưa ra để triệt hạ nhau trên chiến trường.

>> Nga tấn công cảng Odessa, chiến sự Nga- Ukraine tăng nhiệt 

Mỹ sẽ gửi thêm 4 pháo phản lực HIMARS cho Ukraine trong gói viện trợ tiếp theo. Ảnh: AFP

Mỹ gửi thêm 4 pháo phản lực HIMARS cho Ukraine trong gói viện trợ tiếp theo. Ảnh: AFP

Mỹ cung cấp pháo phản lực HIMMARS, Nga dùng thêm UAV nhập từ Iran… Chết chóc, khói lửa, đau thương cứ bùng lên hàng ngày, cướp đi sinh mạng của bao con người.

Cuộc chiến không còn nội bộ Nga - Ukraine mà đã trở thành cuộc chiến phân chia lại bản đồ quyền lực giữa Nga với Mỹ - EU, xóa bỏ thế giới đơn cực do Mỹ - EU làm chủ từ thời kết thúc chiến tranh lạnh với sự sụp đổ của Liên Xô.

Các lệnh cấm vận, trừng phạt về kinh tế, văn hóa, chính trị của Mỹ - EU tấn công Nga, hậu quả làm Nga lâm vào tình trạng khó khăn, người dân Nga chịu nhiều thiệt thòi về đời sống, nhưng chưa đủ làm Nga đổ gục. Cuộc chiến kinh tế giống như cuộc thi lặn, ai nín thở lâu hơn sẽ thắng. Còn cuộc chiến quân sự giống như trận boxing, ai dính đòn hiểm sẽ bị knock out.

Có vẻ như gấu Nga hiện tại đang thể hiện sự dai sức hơn lục địa già EU. Nga vẫn hoàn toàn ổn định về chính trị trong khi các nước EU liên tiếp các lãnh đạo chính trị ngã ngựa (Thủ tướng Anh, Ý... từ chức, nội bộ lục đục, phân hóa, mâu thuẫn về vấn đề Nga – Ukraine, người tị nạn, viện trợ, biểu tình... tăng cao). Các giải pháp dù thông minh đến đâu, áp giá trần, nào tăng sản lượng, kìm chế lạm pháp… cũng không thể nào đổ vào bể chứa thay cho  dầu, khí đốt của Nga để vận hành nền kinh tế của lục địa trơn tru cho được.

Chiến cục hiện nay có nét hao hao trận Quan Độ thời Tam Quốc, khi Nga - Putin giống như Tào Tháo dùng “thiên tử” là năng lượng, dầu lửa, khí đốt, tài nguyên để lệnh chư hầu lôi kéo Iran, Thổ nhĩ Kỳ cùng Trung Quốc, Ấn Độ… chống lại tập đoàn Viên Thiệu với mười mấy lộ chư hầu gồm các quốc gia thân Mỹ - EU.

Tình cảnh của Viên Thiệu bây giờ không khác mấy thời điểm sắp mất kho lương ở Ô Sào. Tổng thống Mỹ giờ không còn “nói có người nghe, đe có người sợ” như trước nữa. Hãy nhìn cái bắt tay nắm đấm của Tổng thống Joe Biden với Thái tử Mohammed bin Salman của Ả - rập Xê út cùng kết quả của chuyến thăm. Trong khi họ tiếp đón tổng thống Nga - Putin khác hẳn với dàn kị binh hộ tống cùng cái bắt tay, vỗ lưng thân mật.

 Các tổ hợp HIMARS được Mỹ viện trợ cho Ukraine.

Các tổ hợp HIMARS được Mỹ viện trợ cho Ukraine. Ảnh: AFP

Trên chiến trường, Mỹ - EU vẫn đang tiếp tục mang xăng đi chữa cháy, họ biết rõ Ukraine không thể thắng nổi Nga về quân sự nhưng họ vẫn cung cấp vũ khí, viện trợ để kéo dài cuộc chiến. Mục đích rõ ràng làm Nga sa lầy suy yếu rồi sụp đổ vì cuộc chiến này, đó là điều Mỹ - EU khao khát. Họ thèm khát tài nguyên giàu có, lãnh thổ rộng lớn của Nga, chỉ vì Nga quá mạnh về quân sự, họ vô kế khả thi để chiếm hữu điều khiển, nên Ukraine bị chọn làm quân bài cho ván bài quyền lực.

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Sai một li đi một dặm!

>> Căng thẳng Nga- Ukraine "leo thang" sau khi thỏa thuận ngũ cốc được ký kết

>> Phương Tây thiệt hại thế nào trong chiến sự Nga- Ukraine?

Mỹ - EU không thể đối đầu trực tiếp với Nga cũng như ngầm quy ước chiến tranh chỉ xảy ra trên lãnh thổ Ukraine chứ không diễn ra trên đất Nga. Thay vào đó Mỹ - EU ra sức cung cấp vũ khí loại dùng để để phòng thủ, tiêu hao sức mạnh của Nga. Ukraine lại gánh thêm nỗi đau trở thành bãi thử vũ khí của Mỹ - EU trên đất nhà mình.

Gần đây, hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS của Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine phát huy tác dụng, gây nhiều thiệt hại lớn cho quân đội Nga. Với tính cơ động cao, từ vị trí ẩn nấp đến vị trí khai hỏa, trong vòng hai phút phóng liên tiếp 6 quả tên lửa. Rồi cơ động chạy trốn ngay với tốc độ 80km/h thì phía quân Nga không thể phản ứng kịp. Hàng loạt kho đạn, kho hậu cần của Nga bị hệ thống này phá hủy. Vụ nổ kho phân bón do hệ thống này gây ra thực sự hết sức thảm khốc và kinh hoàng. MIMARS có tính chính xác cao do được dẫn đường từ trung tâm chỉ huy lấy dữ liệu tọa độ từ hệ thống GPS, vệ tinh quân sự. Do vậy, từ khi hệ thống này triển khai quân Nga bị chậm lại chiến thuật cũng thay đổi do thiếu hụt đạn dược, trang bị.

Có khoảng thời gian quân Nga dùng chiến thuật “vây, lấn, tấn, triệt”, dùng pháo binh bắn tan nát hệ thống phòng ngự của Ukraine, sau đó bộ binh, xe tăng tiến lên, phát hiện ổ đề kháng lại lùi lại, chỉ điểm pháo binh bắn phá rồi mới tiến lên dọn dẹp chiến trường.

Không thể đùa được với vũ khí của Mỹ về tính hiện đại, chính xác, cơ động sát thương cũng cực cao, nên phía Nga cho lùi các kho hậu cần về phía sau tránh tầm sát thương của pháo phản lực. Nhưng cũng chính vì hệ thống này mà ngoại trưởng Nga Sergay Lavzov tuyên bố: Nga sẽ tạo ra vành đai an toàn để bảo vệ cho các nước cộng hòa Donetsk và Lugansk, rộng hay hẹp, tùy thuộc vào tầm bắn xa hay gần của vũ khí  Mỹ- EU viện trợ cho Ukraine. Vậy là chính Mỹ- Eu vẽ đường cho hươu Nga chạy để mở rộng vùng cùng Nga theo tầm bắn của pháo phản lực, tên lửa viện trợ.

Mùa thu đang tới, hy vọng sự mát mẻ của mùa thu sẽ làm giảm nhiệt những cái đầu nóng nảy, kéo nhau cùng ngồi xuống bàn đàm phán tìm giải pháp phù hợp cho cuộc chiến Nga - Ukraine chấm dứt khói lửa, thương đau của chiến tranh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc chiến Nga - Ukraine: Ai “vẽ đường cho hươu chạy”? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713865427 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713865427 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10