Những ý tưởng sáng tạo của startup hay doanh nghiệp nếu muốn sớm thành hiện thực rất cần một hành lang pháp lý đảm bảo họ có môi trường thử nghiệm.
>>TECHFEST Việt Nam 2022: Phát động ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia
Ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Câu lạc bộ Fintech Việt Nam, Trưởng ban cố vấn Làng Công nghệ tài chính đưa ra đề xuất hỗ trợ nhằm tạo hành lang pháp lý của nhà nước, sớm đưa ý tưởng sáng tạo khả thi thành hiện thực.
“MoMo mất gần 10 năm để xây dựng quan hệ ngân hàng. Giai đoạn đầu, đầu các ngân hàng không muốn làm việc, vì nhận thấy đây là đối tác cạnh tranh với họ. Tuy nhiên, chúng tôi đã chứng minh được rằng ví điện tử là trung gian thanh toán, là sự hỗ trợ tốt, một yếu tố của hệ sinh thái mới” – ông Nguyễn Bá Diệp cho biết.
MoMo đang là ví điện tử đứng đầu cả về người dùng và khối lượng giao dịch trên toàn quốc, chiếm 60% giao dịch ví điện tử. Đây là sản phẩm đặc trưng mang nhiều ưu thế dành riêng cho thị trường Việt Nam do toàn bộ kỹ sư trong nước phát triển.
Bắt đầu hoạt động năm 2008, sản phẩm ra mắt chính thức 2010, thời gian đầu, MoMo bắt nhịp chậm, nhưng sau khi đã bắt nhịp được có tăng trưởng nhanh, doanh thu gấp 50 lần (giai đoạn 2015 – 2020). Theo ông Nguyễn Bá Diệp – Phó Chủ tịch, Đồng sáng lập MoMo, năm 2021 MoMo có hơn 28 triệu người sử dụng, mục tiêu 2022 khoảng 40 – 45 triệu. Năm 2019, MoMo được xếp hạng 38 trong fintech 100 của thế giới.
>>Vicoland ký kết hợp tác 3 bên về Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
>>TECHFEST và WHISE 2021: Cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
Nhìn về tương lai trong 5 năm tới, ví điện tử hay các fintech không tiếp tục đổi mới sáng tạo sẽ khó tồn tại. MoMo để phát triển cần nhiều dịch vụ mới chứ không đơn giản chỉ là một đơn vị thanh toán, cần kết hợp với nhiều đơn vị. Vì vậy, MoMo cũng cần có cơ chế sandbox, mở rộng khung pháp lý cho các dịch vụ fintech thử nghiệm có kiểm soát…
Ngoài các doanh nghiệp fintech, nhiều lĩnh vực đổi mới sáng tạo khác cũng cần mở rộng cơ chế sandbox.
Ông Nguyễn Đình Thắng nhận định: Trước tiên, Bộ Khoa học Công nghệ cần chủ trì cùng các cơ quan khác soạn thảo văn bản để ban hành cơ chế cho sanbox. Chúng ta nên làm sớm, làm tốt nhằm giữ chân lớp trẻ có những ý tưởng sáng tạo ở những lĩnh vực như Blockchain (chuỗi khối), AI (trí tuệ nhân tạo), IoT (Internet vạn vật), Metaverse (vũ trụ ảo) …, đặc biệt về fintech, như sàn giao dịch số hoặc token số. Nếu không được khai thác kinh doanh ở Việt Nam, những ý tưởng dễ bị thu hút và chuyển sang các nước khác, gần nhất là Singapore. Cuối cùng, những ý tưởng sáng tạo mà ta đã tốn công sức khơi dậy, tìm ra hạt giống thì không giữ được ở Việt Nam. “Vậy chính sách nào để cho họ kinh doanh ở Việt Nam, giữ chân họ ở lại trong khi nước ngoài mời chào?”, ông Thắng đặt câu hỏi.
Đây là trăn trở của rất nhiều nhà quản lý, họ mong rằng sandbox với những vấn đề thuận lợi về pháp lý sẽ sớm tạo ra những dự án sáng tạo cho Việt Nam, đặc biệt các dự án về IoT, AI, Metaverse, Blockchain. Trên thực tế, những dự án này nếu được mang sang các nước khác để làm công nghiệp sẽ rất phù hợp với luật pháp của nước bạn nên không cẩn thận ta dễ bị chảy máu chất xám và nguồn nhân lực.
Có thể bạn quan tâm