Xuất khẩu thủy sản sẽ chỉ cán đích trên 8 tỷ USD?

LINH NGA 22/09/2020 04:00

Dự báo trị giá xuất khẩu thủy sản năm cả 2020 chỉ đạt 8,26-8,3 tỷ USD, giảm 3,8% so với năm 2019. Con số này sụt giảm đáng kể so với mục tiêu 10 tỷ USD đã đặt ra.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 8/2020 ước đạt 800 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2020 đạt 5,2 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2020, chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

àd

Trong thời gian tới, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Canada sẽ tăng khá do nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của Canada tăng. Trong đó, tôm (mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam) sẽ tăng trưởng tốt.

"Dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng mạnh tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp chế biến cá tra trong nước. Dự báo trong thời gian tới, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tiếp tục ổn định do những tác động của thị trường thế giới khi bị ảnh hưởng của đại dịch", ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho hay.

Về xuất khẩu thủy sản nói chung, Bộ NN&PTTN dự báo, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở các quốc gia trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường trong suốt quý III/2020.

Những tháng cuối năm, bên cạnh những bất lợi hiện hữu thì thủy sản Việt Nam đang có những lợi thế cạnh tranh nhất định với các đối thủ như Ấn Độ, Ecuador nhờ ổn định lại sản xuất nhanh hơn sau Covid-19.

Tuy nhiên, để đạt lợi nhuận cao, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc,... nên tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng cao như các sản phẩm có thể sử dụng trực tiếp để phù hợp với những thay đổi mới của thị trường.

Thêm vào đó, doanh số bán lẻ trên thị trường toàn cầu ổn định hoặc thậm chí tăng là những dấu hiệu lạc quan cho xuất khẩu đối với các mặt hàng thủy sản đông lạnh, đóng hộp, ướp và hun khói với thời hạn sử dụng lâu hơn.

df

Để đạt lợi nhuận cao, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc,... nên tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng cao.

Vận chuyển trên thế giới bị gián đoạn khiến giao dịch thủy sản trì trệ, nhưng xu hướng giao dịch điện tử, bán lẻ online sẽ bù đắp một phần cho sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường.

Mặt khác, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng nhìn nhận trong thời gian tới, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Canada sẽ tăng khá do nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của Canada tăng. Trong đó, tôm (mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam) sẽ tăng trưởng tốt.

Canada tiêu thụ khá nhiều tôm nước ấm của Đông Nam Á (trong đó có tôm Việt Nam) trong bối cảnh nguồn cung tôm nước lạnh sụt giảm. Trong những tháng đầu năm 2020, Canada cũng là một trong những nước phải chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, do đó mua tôm chế biến sẵn về nhà tiêu dùng cũng khá phổ biến ở Canada.

Đồng thời, theo VASEP, hiệp định EVFTA có hiệu lực có thể sẽ là một "cú hích" cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những tháng cuối năm, đặc biệt đối với những mặt hàng được hưởng thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực như: tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh, mực bạch tuộc chế biến,...

EU là thị trường quan trọng với thủy sản. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, để tận dụng được lợi ích về thuế quan, các doanh nghiệp thủy sản đã chuẩn bị hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế, cập nhật thông tin hoạt động chế biến, logistics… nên sẽ đáp ứng được các nội dung đưa ra trong Hiệp định EVFTA.

Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản sẽ hồi phục dần vào những tháng cuối năm và theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cả năm 2020 có thể đạt 8,26 - 8,3 tỷ USD, giảm 3,8% so với năm 2019. Trong bối cảnh diễn biến như hiện nay thì con số này được xem là sự cố gắng để "vượt bão" của ngành thuỷ sản nhưng so với mục tiêu 10 tỷ USD thì chưa thể về đích trong năm nay.

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, gần 50% số dòng thuế đang có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22%, sẽ được giảm về 0% (khoảng 840 dòng thuế). Khoảng 50% số dòng thuế còn lại có thuế suất cơ sở 5,5-26% sẽ được về 0% sau từ 3 đến 7 năm. Riêng cá ngừ đóng hộp và cá viên, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn. Ngoài ra, hầu hết các sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh đang có mức thuế cơ bản 6-8% sẽ được giảm ngay về 0%, các sản phẩm khác như surimi được giảm từ 14,2% về 0%, cá cờ kiếm từ 7,5% về 0%.

Đối với sản phẩm tôm, tôm sú đông lạnh được giảm thuế từ mức cơ bản 20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các sản phẩm tôm khác theo lộ trình 3-5 năm, riêng tôm chế biến lộ trình giảm thuế 7 năm.

Đối với sản phẩm cá tra lộ trình giảm thuế 3 năm, riêng cá hun khói lộ trình 7 năm. Sản phẩm cá ngừ đông lạnh được giảm thuế về 0% ngay, trừ thăn cá ngừ đông lạnh cần lộ trình 7 năm và sản phẩm cá ngừ hộp có hạn ngạch hưởng thuế 0% là 11.500 tấn.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhiều doanh nghiệp thủy sản sẽ chết với mức thuế 20%

    Nhiều doanh nghiệp thủy sản sẽ chết với mức thuế 20%

    14:00, 03/09/2020

  • Ngành chế biến thuỷ sản chuẩn bị tâm thế để cất cánh

    Ngành chế biến thuỷ sản chuẩn bị tâm thế để cất cánh

    03:30, 02/09/2020

  • VASEP đòi “trả lại tên” cho chế biến thủy sản

    VASEP đòi “trả lại tên” cho chế biến thủy sản

    04:30, 16/08/2020

  • Áp thuế hàng “chế biến” thành “sơ chế”, doanh nghiệp thủy sản yêu cầu đối thoại

    Áp thuế hàng “chế biến” thành “sơ chế”, doanh nghiệp thủy sản yêu cầu đối thoại

    05:30, 10/08/2020

  • Đưa hàng hóa nông, lâm, thủy sản Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu

    Đưa hàng hóa nông, lâm, thủy sản Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu

    10:50, 30/06/2020

  • Cơ hội từ EVFTA: (Bài 3) Ngành thủy sản tập trung gỡ thẻ vàng IUU

    Cơ hội từ EVFTA: (Bài 3) Ngành thủy sản tập trung gỡ thẻ vàng IUU

    14:55, 17/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xuất khẩu thủy sản sẽ chỉ cán đích trên 8 tỷ USD?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO