2,14 tỷ USD trái phiếu sắp đến hạn của Trung Quốc khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng

AN CHI 19/05/2021 11:30

Một loạt các vụ vỡ nợ lớn liên quan đến các công ty nhà nước ở Trung Quốc có thể làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu. Và 2,14 tỷ USD trái phiếu sẽ đến vào 2023 đang làm đau đầu các nhà đầu tư.

Thời gian vừa qua, hàng loạt doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước đã rơi vào tình trạng vỡ nợ trái phiếu. Trong đó điển hình phải kể đến Peking University Founder Group với tổng số nợ lớn nhất lên tới 42,8 tỷ NDT (6,57 tỷ USD) và đã nộp đơn xin tái cấu trúc nợ. Hay như nhà sản xuất ô tô Brilliance Auto, còn được gọi là Huachen Automotive Group, đã làm chao đảo thị trường tài chính Trung Quốc khi không trả được 1 tỷ NDT (148,8 triệu USD) khi trái phiếu đến kỳ đáo hạn. Ngoài ra, còn rất nhiều doanh nghiệp khác cũng tuyên bố vỡ nợ, như tập đoàn than Yongcheng Coal and Electricity Holding Group, Tập đoàn công nghiệp Tsinghua Unigroup... 

Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc, do chính phủ trực tiếp điều hành, sẽ mua lại khoảng 90 tỷ USD trái phiếu vào cuối năm 2023

Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc, do Chính phủ trực tiếp điều hành, sẽ mua lại khoảng 90 tỷ USD trái phiếu vào cuối năm 2023 (ảnh: Reuters)

Việc vỡ nợ của công ty nói trên dường như chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bởi vì còn rất nhiều doanh nghiệp khác của Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng tương tự khiến các nhà đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang “ăn không ngon ngủ không yên”.

Khi các khoản nợ phải trả tại các công ty xây dựng và xây dựng dân dụng của Trung Quốc tham gia vào các dự án công trình công cộng nhằm thúc đẩy nền kinh tế, phí bảo hiểm tính bằng ngoại tệ đang tăng lên. Trái phiếu đang chịu áp lực bán ra vì các nhà đầu tư tin rằng “nguồn sữa mẹ” từ chính phủ Trung Quốc sẽ không còn bơm ra để cứu những “đứa con cưng” là doanh nghiệp nhà nước. 

“Bom nợ” của các công ty Trung Quốc đang có nguy cơ nổ tung, với 2,14 nghìn tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào năm 2023, cao hơn 60% so với giá trị trái phiếu đáo hạn từ năm 2018 đến năm 2020.

Điển hình, China Huarong Asset Management – một tập đoàn chuyên mua lại và quản lý các khoản cho vay kém hiệu quả, hiện cũng đang chật vật để duy trì sự sống còn của chính mình. Một trong những chi nhánh của Huarong của Đại lục đã phải đàm phán với các ngân hàng chủ nợ để có thể hoãn việc trả nợ 100 triệu USD cho đến cuối tháng 8 năm nay. Ngoài ra, hãng này cũng đang đẩy mạnh việc bán cổ phần trong các công ty như Nanjing Panda Electronics.

China Huarong không phải là con nợ lớn duy nhất đối mặt với cơn sốt mua lại trái phiếu. Theo số liệu của hãng phân tích thị trường Refinitiv, tổng số trái phiếu mà các công ty Trung Quốc phải gánh sẽ lần lượt là 748 tỷ USD vào năm 2021, 669 tỷ USD vào năm 2022 và 727 tỷ USD vào năm 2023. Các công ty Trung Quốc thường phát hành trái phiếu có kỳ hạn tương đối ngắn từ một đến ba năm. Với việc tiếp tục phát hành trái phiếu mới, giá trị mua lại dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Các doanh nghiệp nhà nước lớn tại Trung Quốc chính là những đối tượng có số nợ phải trả lớn nhất. Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc - do Chính phủ trực tiếp điều hành, sẽ mua lại khoảng 90 tỷ USD trái phiếu vào cuối năm 2023, trong khi Tập đoàn State Grid của Trung Quốc sẽ giải tỏa khoản nợ khoảng 14 tỷ USD. Hai công ty chưa niêm yết này đang phải gánh những khoản nợ khổng lồ, một phần do thiếu kiểm soát chi phí.

Ngoài ra, các công ty xây dựng và kỹ thuật dân dụng, cùng với các nhà khai thác đường sắt và lưới điện, sẽ mua lại 600 tỷ USD, tương đương 30%, tất cả các trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc vào năm 2023.

Tờ Nikkei Asia viết, trong khi giới lãnh đạo Trung Quốc có ý định cắt giảm các khoản bảo lãnh ngầm của Chính phủ để ngăn các khoản nợ vượt mức của các doanh nghiệp nhà nước làm tổn hại đến uy tín tín dụng của Chính phủ, thì các vụ vỡ nợ trái phiếu bằng đồng Nhân dân tệ đang tăng với tốc độ kỷ lục, với tổng giá trị lên tới 95 tỷ Nhân dân tệ trong tháng 1 vừa qua.

Chủ tịch Tập Cận Bình đang đối mặt với thách thức cân bằng giữa các dự án cơ sở hạ tầng với sự ổn định trên thị trường tài chính

Bắc Kinh đang đối mặt với thách thức cân bằng giữa các dự án cơ sở hạ tầng với sự ổn định trên thị trường tài chính (ảnh: Reuters)

Việc mua lại trái phiếu bằng đồng Nhân dân tệ ngày càng tăng cho thấy tình trạng mắc nợ ngày càng tăng của Trung Quốc. Vì trái phiếu bằng đồng Nhân dân tệ một phần là hình thức cho vay chuyển đổi của ngân hàng, nên người mua của chúng cũng chủ yếu là những người Trung Quốc.

Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài đang chú ý đến xu hướng vay nợ bằng ngoại tệ, vốn chiếm gần 10% thị trường Trung Quốc. Với số lượng trái phiếu trị giá 172 tỷ USD sẽ đáo hạn vào năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng trở nên lo lắng.

Kể từ năm 2020, các vụ vỡ nợ đã xảy ra đối với hơn 10 trái phiếu có giá trị tính bằng đồng bạc xanh. Một vị lãnh đạo ngân hàng nước ngoài cho biết khi các công ty Trung Quốc thường xuyên bỏ mặc các khoản nợ, trái phiếu Chính phủ và trái phiếu do các ngân hàng Chính phủ phát hành gần như là nơi duy nhất mà các nhà đầu tư cho rằng an toàn có thể trao gửi khoản tiền của họ.

Ngoài ra theo giới quan sát, các nhà đầu tư đang chạy trốn khỏi trái phiếu do các doanh nghiệp Trung Quốc phát hành còn do một số những lo ngại khác. Theo FTSE Russell, phí bảo hiểm đối với trái phiếu cấp đầu tư do các công ty Trung Quốc phát hành đã tăng 0,4% so với đồng USD trong tháng 4. Sự gia tăng trái ngược với tỷ suất lợi nhuận thu hẹp đối với trái phiếu Hàn Quốc, Hồng Kông, Indonesia và các trái phiếu khác, trong bối cảnh dư thừa thanh khoản trên toàn thế giới.

Thị trường trái phiếu có thể bị sốc nếu các khoản bảo lãnh ngầm của  Chính phủTrung Quốc sụt giảm nhanh chóng. Chuyên gia kinh tế Kenneth Ho của Goldman Sachs cảnh báo về những tác động bất lợi của một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ khi rằng điều quan trọng là Chính phủ Trung Quốc phải ngăn chặn những lo ngại mang tính hệ thống lan rộng.

Trung Quốc đã nhanh chóng đưa cuộc khủng hoảng COVID-19 vào tầm kiểm soát và thu hút đầu tư từ nước ngoài, nhờ vào mức lãi suất các khoản nợ của nước này cao hơn so với Mỹ và các nước khác. Nhưng điều đáng nói là, Chính phủ Trung Quốc dường như đang buông xuôi, không ra tay giải cứu những doanh nghiệp nhà nước đang đứng bên bờ vực vỡ nợ. Theo các chuyên gia, nước này có thể đang muốn làm lành mạnh hóa thị trường tài chính khi muốn loại bỏ bớt những doanh nghiệp nhà nước yếu kém.

Có thể bạn quan tâm

  • Sẽ siết dòng tiền vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản?

    Sẽ siết dòng tiền vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản?

    05:30, 11/05/2021

  • Trái phiếu Chính phủ sôi động, giao dịch trên 195 nghìn tỷ đồng trong tháng 4

    Trái phiếu Chính phủ sôi động, giao dịch trên 195 nghìn tỷ đồng trong tháng 4

    16:27, 06/05/2021

  • Những ông lớn nào đã phát hành trái phiếu ra công chúng quý I/2021?

    Những ông lớn nào đã phát hành trái phiếu ra công chúng quý I/2021?

    05:20, 30/04/2021

  • Phát hành trái phiếu xanh sao cho hiệu quả?

    Phát hành trái phiếu xanh sao cho hiệu quả?

    16:00, 17/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
2,14 tỷ USD trái phiếu sắp đến hạn của Trung Quốc khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO