Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Chặn chiêu “lập lờ đánh lận con đen”

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ giải quyết được việc đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong giao dịch mua bán, Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) còn được cho sẽ chặn đứng chiêu trò “lập lờ đánh lận con đen”…

>> Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV với 93,72% đại biểu tán thành, gồm 07 Chương, 80 Điều sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Với nhiều quy định mang tính đột phá, Luật sửa đổi được kỳ vọng khắc phục được nhiều vấn đề vướng mắc mà luật hiện hành chưa giải quyết được.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV với 93,72% đại biểu tán thành - Ảnh minh họa: ITN

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV với 93,72% đại biểu tán thành - Ảnh minh họa: ITN

Đặc biệt, các quy định tại Luật sửa đổi đã giải quyết được việc đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng xảy ra trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh và dịch vụ. Các lĩnh vực hay gặp khiếu kiện cụ thể trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, dịch vụ,…

Đáng nói, trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm thường là những hợp đồng in sẵn, nội dung rất phức tạp, mang tính nghiệp vụ chuyên ngành. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) cũng đã có quy định bên cung cấp dịch vụ phải giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua về quyền lợi, điều khoản loại trừ trách nhiệm, cung cấp bằng chứng giao dịch và các quy định để kiểm soát loại các loại hợp đồng này… chặn chiêu trò “lập lờ đánh lận con đen”

Thực tế cho thấy, những lùm xùm dính líu đến ngành bảo hiểm nhân thọ thời gian qua đã phần nào bộc lộ bất cập, tồn tại của lĩnh vực đầy tiềm năng này. Qua sự việc, niềm tin của khách hàng đã bị khủng hoảng nghiêm trọng. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tranh chấp hợp đồng bảo hiểm chủ yếu là do khách hàng không được tư vấn, giải thích cặn kẽ về điều khoản bảo hiểm khi ký hợp đồng. Có tình trạng nhiều đại lý, tư vấn viên không hề cung cấp điều khoản bảo hiểm, chỉ tư vấn trên bảng minh họa quyền lợi, trong khi, bảng minh hoạ chỉ có ý nghĩa tham khảo chứ không có giá trị pháp lý.

Chưa kể, nhiều thông tin về rủi ro được bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, nghĩa vụ của bên mua và các hình thức chế tài đối với bên mua nằm hết trong bộ điều khoản, mà bộ điều khoản này chỉ được giao cho khách hàng sau khi đã ký hợp đồng, đóng phí… Điều đáng nói, khi xảy ra các tranh chấp hoặc sai phạm, khách hàng thường sẽ là người yếu thế, không có cơ sở để bảo vệ, giành lại quyền lợi của mình.

>> Tăng chế tài xử lý để bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng

Đặc biệt, Luật sửa đổi được cho sẽ ngăn chặn được chiêu trò

Đặc biệt, Luật sửa đổi được cho sẽ ngăn chặn được chiêu trò "lập lờ đánh lận con đen" - Ảnh minh họa: ITN

Và trong bối cảnh thị trường bảo hiểm phát triển ngày càng mạnh mẽ, nhiều ý kiến cho rằng, việc có những quy định cụ thể bảo vệ quyền lợi khách hàng là cần thiết và phù hợp với bối cảnh hiện nay. Đồng thời kỳ vọng, khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đi vào cuộc sống với các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm sẽ góp phần hạn chế được những bất cập trong hoạt động bảo hiểm trong thời gian qua.

Đánh giá về các quy định mới của Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi), PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính nhìn nhận, với việc đưa các quy định vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì việc bảo vệ quyền lợi tài chính của những tầng lớp dân cư, người tham gia đầu tư sẽ được quan tâm, quy định một cách chặt chẽ.

Theo ông Thịnh, khi đó, đơn vị cung cấp dịch vụ bắt buộc phải có những yêu cầu về mặt luật pháp, như phải tổ chức giải thích ra sao, tuyên truyền, làm cho chủ thể hiểu được sản phẩm tài chính, bảo hiểm. Đối với khách hàng, có cơ sở được quy định cụ thể, đi kèm là những gì được coi là bằng chứng, khi cần thiết có thể kiện ra các cơ quan bảo vệ pháp luật. Từ đó quyền lợi người tiêu dùng mới được bảo vệ một cách đầy đủ.

Đồng quan điểm đã nêu, một số chuyên gia pháp lý cũng cho rằng, việc yêu cầu bên kinh doanh phải giải thích rõ ràng các điều khoản cho khách hàng nhằm hạn chế việc “cài cắm” những điều khoản khó hiểu hoặc dài dòng, nhằm đặt những phạm vi, điều kiện bảo hiểm không rõ ràng, bất lợi cho người tiêu dùng tại Luật Bảo vệ người tiêu dung (sửa đổi) rất thiết thực, bám sát vào thực tiễn.

Các quy định này không chỉ góp phần làm tăng trách nhiệm của bên kinh doanh, mà còn hạn chế rủi ro cho bên mua, và việc yêu cầu giải thích rõ ràng các điều khoản cho khách hàng giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia ký kết các hợp đồng.

Bên cạnh những ý kiến đã nêu, đánh giá về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) khi được thông qua, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho hay, so với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có nhiều nội dung mới quy định rõ hơn về quyền của người tiêu dùng. Theo đó, người tiêu dùng được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Chặn chiêu “lập lờ đánh lận con đen” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714294015 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714294015 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10