Bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng

Diendandoanhnghiep.vn Luật Bảo vệ người tiêu dùng sau 12 năm thực thi đã không còn phù hợp với thực tiễn, nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới xuất hiện nhưng chưa được điều chỉnh…

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia với Diễn đàn Doanh nghiệp liên quan tới Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đang được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây.

>>Sửa Luật Thanh tra: Khắc phục chồng chéo trong hoạt động thanh tra

hihii

Luật Bảo vệ người tiêu dùng sau 12 năm thực thi đã không còn phù hợp với thực tiễn. Ảnh minh họa

Nhiều bất cập, hạn chế

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, hiện nay ở Việt Nam có hơn 70% dân số dùng internet, có 55% người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến, 72 triệu người dùng mạng xã hội, tất cả sẽ tạo ra một khối dữ liệu khổng lồ trên môi trường trực tuyến. Dự kiến đến năm 2025, thị trường thương mại điện tử đạt 57 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm hàng đầu khu vực, vượt xa quy mô thị trường năm 2021 là 13,7 tỷ USD. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, cùng với sự mở rộng của thị trường thương mại điện tử, những hành vi vi phạm sẽ ngày càng đa dạng, phức tạp và gia tăng nhanh.

Thực tế, thương mại điện tử một mặt giúp người tiêu dùng mua bán nhanh chóng, dễ dàng, thuận lợi hơn song cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng. Có thể kể đến những rủi ro như: bị lợi dụng thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản; bị lừa đảo, hoặc mua phải hàng giả, hàng nhái; hoặc bị từ chối, kéo dài thời gian giải quyết khi có khiếu nại,…

Trong khi đó theo các chuyên gia, Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010, đang thiếu vắng những quy định phù hợp với những mô hình kinh doanh có yếu tố mới, trong điều kiện chuyển đổi số. Nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới xuất hiện nhưng chưa được điều chỉnh.

Theo một số liệu báo cáo từ Bộ Công Thương cho thấy, các vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng đang tăng nhanh cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng, với khoảng 1.500 vụ/năm trong giai đoạn 2016 – 2020, đây cũng là khoảng thời gian phát triển bùng nổ thương mại điện tử.

Xung quanh vấn đề này, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương cho biết, hàng năm Cục này nhận được hơn 10.000 cuộc gọi phản ánh, khiếu nại tố cáo các vấn đề liên quan đến tranh chấp kinh doanh, liên quan đến vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Số lượng các khiếu nại tố cáo liên quan đến kinh doanh trên không gian mạng tăng lên rất nhanh và chiếm thứ hai trong tổng số lượng đơn thư (chiếm 15,4%)…

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hùng Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, chính sách bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam hiện nay khá toàn diện nhưng khiếu nại vẫn gia tăng, do nhiều nguyên nhân, cụ thể: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ban hành cách đây 12 năm, trong khi tình hình kinh tế – xã hội đã có nhiều thay đổi. Nhiều quy định của luật đã không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa được điều chỉnh. Thêm nữa, trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã dành một chương riêng (Chương III) để nói về các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người dùng, trong đó, nhiệm vụ, trách nhiệm cũng được giao khá cụ thể và đầy đủ.

“Tuy nhiên, quy định về quyền hạn cũng như nguồn lực để thực thi lại chưa được cụ thể – đây là những bất cập nên cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các điều luật”, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam nêu quan điểm.

>>Sửa Luật Dược để khắc phục tình trạng thiếu thuốc trong khám, chữa bệnh

hihi

Các vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng đang tăng nhanh cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng, với khoảng 1.500 vụ/năm trong giai đoạn 2016 – 2020. Ảnh minh họa

Sửa luật để bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng

Chia sẻ về những điểm mới của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi hiện nay, ông Trịnh Anh Tuấn phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cho biết, để có thể điều chỉnh kịp thời các loại hình kinh doanh, giao dịch mới với người tiêu dùng cũng như các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng mới có thể nảy sinh trong điều kiện chuyển đổi số, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế toàn cầu hóa, dự thảo đã bổ sung một chương mới quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù. Theo đó, giao dịch từ xa, bao gồm giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, là một trong 3 loại hình quan trọng thuộc giao dịch đặc thù.

Điểm đáng lưu ý là dự thảo đã bổ sung các quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng. Quy định trách nhiệm đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian, tổ chức, cá nhân kinh doanh được xác định là nền tảng số lớn…

Dự thảo cũng đưa ra các quy định cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số như: cấm ép buộc hoặc ngăn cản người tiêu dùng đăng ký sử dụng hoặc sử dụng nền tảng số trung gian khác như điều kiện bắt buộc để sử dụng dịch vụ; cấm sử dụng các biện pháp ngăn hiển thị hoặc hiển thị không trung thực kết quả phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số; cấm ngăn cản người tiêu dùng gỡ bỏ các phần mềm, ứng dụng cài đặt sẵn hoặc buộc người dùng cài đặt các phần mềm, ứng dụng kèm theo nền tảng trực tuyến.

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, thực tế, các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng chưa có các quy định cụ thể, rõ ràng. Mặc dù đã có nhiều luật đề cập đến nó như Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Cạnh tranh, Luật An toàn thông tin… Vì vậy, trong dự thảo luật lần này cần sửa đổi, bổ sung về nội dung giao dịch trên không gian mạng hay giao dịch trên các nền tảng số.

“Đây là phạm trù mới, rộng, phức tạp và cần phải quy định chi tiết”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh.

Được biết, trong dự thảo luật lần này, cơ quan soạn thảo bổ sung một chương riêng gồm 3 mục, 10 điều và bao gồm các nội dung liên quan đến giao dịch từ xa, cung cấp dịch vụ liên tục, bán hàng trực tiếp bao gồm các hình thức bán hàng tận cửa, bán hàng đa cấp và bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên.

Tuy nhiên, ông Thi cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ những quy định này. Đặc biệt là trong quá trình sửa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Giao dịch điện tử. Luật Giao dịch điện tử sẽ là khung, là nền tảng về mặt kỹ thuật để tạo điều kiện cho các giao dịch trên không gian mạng được tiến hành.

“Với 2 dự án luật cùng được trao đổi, thảo luận tại kỳ họp này sẽ rất thuận lợi cho quá trình bảo đảm sự đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714023369 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714023369 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10