Tìm trọng tâm phát triển ngành công nghiệp ô tô

NGUYỄN VIỆT 16/09/2020 11:00

Nếu ngành cơ khí nông nghiệp được thúc đẩy phát triển, thì trình độ sản xuất của các doanh nghiệp cơ khí sẽ được nâng cao. Điều này có lợi cho toàn bộ ngành cơ khí, trong đó có ngành công nghiệp ô tô.

Theo chuyên gia kinh tế Dương Đình Giám, từ bài học thất bại của Vinaxuki cho chúng ta thấy, một thời gian dài, ngành ô tô Việt Nam “chậm tiến” là do thiếu tư duy phát triển và yếu về nguồn lực. Trong đó, điểm yếu cố hữu và căn bản nhất là tư duy phát triển.

Ý kiến này được ông đưa ra trong bài viết mới đây của Diễn đàn Doanh nghiệp "Chủ tịch VAMI: Vinaxuki “sụp đổ” do thiếu tầm nhìn chiến lược", trong đó đưa ra những góc nhìn về sự thất bại của Vinaxuki.

Ông Giám cho rằng, so sánh ngành ô tô với các ngành khác, như dệt may, da giày hay điện tử cho thấy, hiện nay, quốc gia đang có quá nhiều sự lựa chọn (nếu không muốn nói là lúng túng trong lựa chọn). Bản thân trong ngành ô tô thì nên tập trung vào nhóm sản phẩm nào, cũng cần có sự lựa chọn, như xe tải, xe du lịch, xe khách, xe chuyên dụng… kể cả cơ khí nông nghiệp.

Theo quan điểm của ông, lúc này cần ưu tiên phát triển cho ngành cơ khí nông nghiệp. Trong đó, bao gồm máy làm đất, máy canh tác, máy thu hái, kể cả phương tiện vận chuyển cỡ nhỏ… Qua đây, ngành công nghiệp ô tô cũng sẽ được hưởng lợi, chứ không nhất thiết phải đặt mục tiêu trọng tâm là phát triển ô tô du lịch.

Do đó, vấn đề bây giờ là phải lựa chọn ngành công nghiệp ô tô hay ngành nào khác để làm trọng tâm đầu tư phát triển? nên là câu hỏi đặt ra lúc này. "Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào định hướng của cấp “tối cao” là Nhà nước, với sự tham mưu của các ngành mà trực tiếp là Bộ Công Thương" - ông Giám nói.

, ngành ô tô là một trong những ngành công nghiệp ưu tiên phát triển.

Để phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam hiện nay, cần rất nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc thù, khác biệt so với ngành cơ khí nông nghiệp.

Đánh giá về vấn đề phát triển công nghiệp ô tô liên quan đến việc phát triển ngành cơ khí nông nghiệp, theo Cục Công nghiệp, nếu ngành cơ khí nông nghiệp được thúc đẩy phát triển, thì trình độ sản xuất của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam sẽ được nâng cao và điều này có lợi cho toàn bộ ngành cơ khí nói chung, trong đó có ngành công nghiệp ô tô.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là ngành sản xuất xe du lịch có các yêu cầu rất khác biệt về vốn, thị trường, kỹ thuật, công nghệ, nguồn nhân lực, cạnh tranh, chuỗi giá trị... so với các phân ngành cơ khí khác.

Trên thế giới, ngành sản xuất ô tô du lịch luôn được coi là một trong những ngành công nghiệp dân dụng có mức độ tích hợp công nghệ, kỹ thuật và sự phức tạp của chuỗi giá trị cao nhất, đòi hỏi rất nhiều yếu tố để có thể duy trì và phát triển.

“Vì vậy, sẽ khó để có thể nói rằng phát triển các ngành cơ khí nông nghiệp là bước đệm để phát triển công nghiệp ô tô trong nước. Để phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam hiện nay, cần rất nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc thù, khác biệt so với ngành cơ khí nông nghiệp”, đại diện Cục Công nghiệp bày tỏ.

Vẫn theo Cục Công nghiệp, ngành ô tô là một trong những ngành công nghiệp ưu tiên phát triển theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chủ trương của Đảng và Chính phủ vẫn nhất quán về việc Việt Nam cần phải phát triển ngành công nghiệp ô tô, bởi đây là ngành công nghiệp chủ lực, có tác động lan tỏa đến nhiều ngành khác, như các ngành công nghiệp hỗ trợ, hóa chất, nhựa, luyện kim, dệt may... đóng góp ngân sách lớn, giải quyết nhiều việc làm cũng như có vai trò quan trọng trong việc thay thế hàng nhập khẩu, qua đó góp phần giữ ổn định cán cân thương mại và ổn định vĩ mô.

“Chính vì vậy, hiện nay Bộ Công Thương đã và đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan liên tục đề xuất các chính sách mới và đặc thù lên các cấp có thẩm quyền xem xét để tiếp tục thúc đẩy phát triển công nghiệp ô tô trong nước theo đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ” - đại diện Cục Công nghiệp chia sẻ.

Đối với vấn đề phát triển cơ khí nông nghiệp, đơn vị này cho rằng Việt Nam là một nước nông nghiệp, do đó việc thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp luôn là một trong những ưu tiên trong chính sách phát triển ngành cơ khí trong nước của Chính phủ.

Mặc dù đã có nhiều chính sách khuyến khích, nhưng theo Cục Công nghiệp, ngành cơ khí nông nghiệp của nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù đã có nhiều chính sách khuyến khích, nhưng ngành cơ khí nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn.

Trên thực tế, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển cơ khí nông nghiệp. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/3/2018 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, trong đó các loại xe nông dụng, máy kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp, các loại máy canh tác, bảo quản, chế biến sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp…thuộc danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm cần được thúc đẩy phát triển.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-BCT ngày 28/1/2019 quy định Danh mục sản phẩm cơ khí chế tạo, linh kiện, máy nông nghiệp và sản phẩm phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ đầu tư.

Hiện tại, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng đang xây dựng Chiến lược cơ giới hóa nông nghiệp toàn quốc, cũng như Nghị định về đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp, dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành trong năm 2020.

Mặc dù đã có nhiều chính sách khuyến khích, nhưng theo Cục Công nghiệp, ngành cơ khí nông nghiệp của nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc để có thể phát triển. Đơn cử, diện tích canh tác nông nghiệp nhỏ và phân tán, chưa tạo thuận lợi cho quá trình cơ giới hóa nông nghiệp.

Quy trình canh tác, thu hoạch các loại cây trồng khác nhau, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của từng vùng miền khác biệt dẫn tới cần rất nhiều chủng loại máy móc nông nghiệp đa dạng khác nhau, nhưng sản lượng từng loại máy móc nhỏ, không đáp ứng được quy mô kinh tế để sản xuất công nghiệp.

Nguyên vật liệu đầu vào như thép hợp kim để chế tạo các chi tiết máy nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, chủ yếu ở các khâu công nghệ rèn, đúc chi tiết máy, công nghệ gia công và công nghệ nhiệt luyện để tăng độ bền và tuổi thọ chi tiết máy. Giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống tiêu và thoát nước chưa phát triển tương ứng để tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển, ứng dụng máy móc nông nghiệp nhất là các máy móc làm đất cơ bản theo yêu cầu thâm canh, máy cấy nhiều hàng, các máy liên hợp thu hoạch, vận chuyển nông sản…

Do đó, Cục Công nghiệp cho rằng, để phát triển cơ khí nông nghiệp, cần hoàn thiện đồng bộ các chính sách, pháp luật về đất đai, môi trường, xuất nhập khẩu, công nghệ kết hợp với phát triển ngành cơ khí.

“Hiện tại, Bộ Công Thương đang trình Chính phủ xem xét thông qua Nghị quyết về các giải pháp phát triển ngành cơ khí Việt Nam – trong đó một trong những trọng tâm là phát triển cơ khí nông nghiệp, đồng thời cũng đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên & Môi trường đề xuất các chính sách đồng bộ nêu trên để phát triển ngành”, đại diện Cục Công nghiệp cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch VAMI: Vinaxuki “sụp đổ” do thiếu tầm nhìn chiến lược

    Chủ tịch VAMI: Vinaxuki “sụp đổ” do thiếu tầm nhìn chiến lược

    11:05, 10/09/2020

  • Bắt đúng

    Bắt đúng "trends" nhưng Vinaxuki giờ chỉ còn là cái tên “vang bóng một thời”

    16:02, 29/08/2020

  • Vinaxuki phá sản: Sai một li đi một dặm

    Vinaxuki phá sản: Sai một li đi một dặm

    11:00, 10/07/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tìm trọng tâm phát triển ngành công nghiệp ô tô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO