Giải pháp để ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

PGS. TS Phan Đăng Tuất - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 27/12/2018 11:30

Công nghiệp hỗ trợ quyết định chất lượng một nền kinh tế, với bản chất là công nghiệp chế tạo, được kết tinh từ công nghệ và trí tuệ. 4.0.

PGS. TS Phan Đăng Tuất, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Việt

PGS. TS Phan Đăng Tuất, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Việt

Một con vít để lắp ráp máy bay bị hỏng có thể dẫn đến cả một thảm họa. Ở đây đòi hỏi sự khắt khe vô cùng cho chuỗi giá trị toàn cầu đối với những sản phẩm quan trọng. Do đó, cuộc chơi của ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung và các doanh nghiệp – thành tố cuộc chơi nói riêng có nhiều vai diễn phức tạp hơn rất nhiều.

7 thành phần tạo nên sự khác biệt

Thứ nhất, là nhà chức trách. Lịch sử công nghiệp hỗ trợ chúng tôi đã nghiên cứu gần 20 năm đã cho thấy, bất kể nước nào muốn có công nghiệp hỗ trợ, chính phủ, nhà nước và thể chế chính trị phải là người đỡ đầu. Vì ngành này vô cùng khó, vô cùng phức tạp và vô cùng nhiều thành phần tham gia. 

Có thể bạn quan tâm

  • Đâu là thời điểm mấu chốt cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển?

    Đâu là thời điểm mấu chốt cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển?

    07:00, 25/12/2018

  • Công nghiệp hỗ trợ cần hướng đi mới

    Công nghiệp hỗ trợ cần hướng đi mới

    16:32, 23/12/2018

  • “Gỡ vướng” thể chế cho công nghiệp hỗ trợ

    “Gỡ vướng” thể chế cho công nghiệp hỗ trợ

    15:22, 22/12/2018

  • Cần những giải pháp thực tế hơn để công nghiệp hỗ trợ phát triển

    Cần những giải pháp thực tế hơn để công nghiệp hỗ trợ phát triển

    04:17, 20/12/2018

  • Năng lực doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ còn thấp

    Năng lực doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ còn thấp

    09:56, 19/12/2018

  • Công nghiệp hỗ trợ cần “cú hích” từ chính sách

    Công nghiệp hỗ trợ cần “cú hích” từ chính sách

    06:30, 19/12/2018

  • Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

    Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

    16:00, 18/12/2018

  • Sẽ có tổ hợp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Hàn Quốc tại Hà Nội

    Sẽ có tổ hợp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Hàn Quốc tại Hà Nội

    01:36, 16/12/2018

  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô: Doanh nghiệp vẫn đang thiếu chủ động?

    Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô: Doanh nghiệp vẫn đang thiếu chủ động?

    16:11, 30/10/2018

  • Tăng cường kết nối ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản

    Tăng cường kết nối ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản

    05:51, 15/10/2018

  • Hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

    Hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

    06:00, 10/09/2018

  • Công nghiệp hỗ trợ và câu chuyện từ Samsung

    Công nghiệp hỗ trợ và câu chuyện từ Samsung

    12:00, 20/04/2018

  • Vĩnh Phúc

    Vĩnh Phúc "trải thảm đỏ" đón đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ

    05:30, 02/04/2018

Thứ hai, là nhà công chức. Những người công chức phải rất hiểu và yêu lĩnh vực này thì mới làm được. Đơn cử, chính phủ đúng, chính sách đúng nhưng về địa phương mấy các Sở nhiều khi lại không nhận thức ra mà cứng nhắc theo cách tiếp cận khác.

Thứ ba, là các nhà kỹ nghệ.

Thứ tư, là các nhà chính trợ, tức là những tập đoàn, các nhà sản xuất các sản phẩm cuối cùng với tên hãng của nó. Ví dụ, Mercedes, Boeing, Airbus… Những nhà chính trợ này phải dẫn mối đặt hàng.

Thứ năm, là các nhà môi giới và các nhà tư vấn. Nếu không có tư vấn quốc tế thì các doanh nghiệp Việt Nam không thể vào được các chuỗi giá trị toàn cầu. Họ là những nhà tư vấn đủ mạnh, đủ uy tín để cam kết rằng doanh nghiệp này sẽ làm ốc vít đạt chuẩn. Thậm chí họ còn tư vấn cả kỹ thuật, công nghệ, quản trị, pháp luật…Ốc vít có thể tốt nhưng không có sự “bảo kê” của nhà tư vấn thì không thể vào được chuỗi giá trị. Ở đây cho thấy vai trò “bà mối” đóng vai trò quyết định cho sự thành bại của doanh nghiệp hỗ trợ.

Thứ sáu, là các nhà sản xuất chi tiết linh kiện.

Thứ bảy, là nhà tiêu dùng. Chính sách phải đụng đến người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm có công nghiệp hỗ trợ.

Với một cuộc chơi nhiều nhân vật như vậy, đòi hỏi cả hệ thống chính trị cùng tham gia. Nhiều doanh nghiệp thắc mắc, bây giờ muốn tìm hiểu chính sách hỗ trợ thì đi hỏi ở đâu? Và câu trả lời là chưa có đầu mối. Kinh nghiệm từ tất cả các nước phát triển công nghiệp hỗ trợ đều có đầu mối. Thái Lan, Đài Loan họ có Cục xúc tiến, Nhật Bản có riêng một Cục phát triển công nghiệp phụ tùng linh kiện thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI).

Vẫn là thắc mắc của doanh nghiệp, những chính sách hỗ trợ đang nằm ở đâu, áp dụng theo luật nào? Và vẫn với câu trả lời bỏ lửng, chưa có luật công nghiệp hỗ trợ. Nhật Bản trong những năm 1956 – 1957 đã ra 2 đạo luật, đó là luật về chi tiết cơ khí và luật về chi tiết linh kiện điện tử. Như vậy có thể thấy từ những thập kỷ 50 của thế kỷ trước Nhật Bản đã có luật cho công nghiệp hỗ trợ. Trong khi Việt Nam chỉ có mỗi nghị định mà cũng mãi mới ra được.

Làm gì để công nghiệp hỗ trợ phát triển?

Văn bản không có, đầu mối không có, nguồn lực không có thì phát triển thế nào được ngành công nghiệp hỗ trợ?. Và muốn ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển thì cần lưu ý mấy điểm sau.

Thứ nhất, cần phải có một đạo luật đặc thù, đạo luật này có thể chế định 7 vai chơi trong công nghiệp hỗ trợ. Ví dụ, nhà môi giới nước ngoài vào Việt Nam môi giới cho một nhà sản xuất linh kiện cho hãng Boeing, Airbus. Vậy họ có được ưu đãi gì không? Chẳng hạn mua nhà hoặc thậm chí nhập quốc tịch Việt Nam.

Hay khi nhà đầu tư Nhật Bản sang Việt Nam họ muốn có một ngôi chùa theo phong cách Nhật Bản để được đi lễ vào ngày nghỉ, thì ai làm việc  này? Người Hàn Quốc với những tập tục sinh hoạt cũng cần có cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu thường ngày thì triển khai thế nào? Những điều này sẽ làm nên sự hấp dẫn và họ tự tìm đến Việt Nam.

Thứ hai, khi có đạo luật thì câu chuyện tiếp theo là bổ sung vào luật ngân sách. Chính sách không được vi phạm các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương về hỗ trợ, nhưng vẫn có thể làm những công việc hỗ trợ cho công việc hỗ trợ được. Ví dụ, nếu xây một ngôi chùa kiểu Nhật Bản để các nhà đầu tư Nhật Bản cuối tuần đi lễ thì ai sẽ đứng ra xây dựng? Hội Phật giáo hay doanh nghiệp không thể đứng ra xây mà nhà nước phải đứng ra làm.

Thứ ba, nếu nhận thức đủ như thế thì khi đó mới bàn sâu đến công nghiệp hỗ trợ. Bây giờ trong Luật ngân sách không có một từ nào cho công nghiệp hỗ trợ. Đây là vấn đề cốt lõi, và cần thay đổi luật ngân sách bằng cách đưa vào luật thêm mục đầu tư công nghiệp hỗ trợ. Để Chính phủ có thể dùng ngân sách một cách công khai, minh bạch về việc phát triển đấy.

Thứ tư, vì không có đạo luật riêng cho nên mọi thứ bị chi phối bởi các luật khác. Trong khi công nghiệp hỗ trợ lại cần có tính đặc thù.

PGS. TS Phan Đăng Tuất - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam