Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Cơ chế, chính sách, mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) chưa rõ ràng, chưa có trọng tâm, trọng điểm… là những nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng của ngành này ở Việt Nam.

Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT Việt Nam. Hội nghị sẽ được tổ chức vào ngày 19/ 12/2018

Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT Việt Nam được Bộ Công Thương tổ chức vào ngày 19/12/2018

Các chuyên gia cho rằng, để ngành CNHT đủ sức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, cần tập trung triển khai nhiều giải pháp theo hướng sát thực tế hơn; Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư... 

Theo Bộ Công Thương, thực trạng chung của ngành CNHT Việt Nam hiện nay là quy mô và năng lực của các doanh nghiệp CNHT còn nhiều hạn chế. Số lượng doanh nghiệp ít, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Các sản phẩm CNHT trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Tuy đã tự chủ được một số loại sản phẩm CNHT cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, nhưng ngành CNHT vẫn còn nhiều sản phẩm cần được hỗ trợ để phát triển như: chất bán dẫn, mạch in, khuôn nhựa trong ngành điện tử; phôi thép, thép tấm, thép hình, khuôn mẫu trong ngành cơ khí; và vải trong ngành dệt may, da giầy. Bên cạnh đó, một số sản phẩm CNHT mà Việt Nam chưa đủ năng lực cạnh tranh, chủ yếu là các sản phẩm hoá dầu như hạt nhựa, cao su nhân tạo, sợi nhân tạo… Các sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ cao vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp FDI cung cấp.

Tại châu Á, một số quốc gia có kinh nghiệm phát triển ngành CNHT hiện  nay như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan,… đang có những mô hình sản xuất rất đáng để Việt Nam học hỏi trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, mở ra những triển vọng và cơ hội cho ngành CNHT Việt Nam trong tương lai gần. Sự thay đổi chuỗi giá trị toàn cầu trong thời gian gần đây đặt Việt Nam vào vị trí cơ sở sản xuất quan trọng hơn, Việt Nam sẽ có cơ hội trở thành cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc.

Theo đó, Bộ Công Thương cũng đặt ra mục tiêu phát triển chung cho ngành. Cụ thể:  Xây dựng và phát triển CNHT đảm bảo thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam với sản phẩm CNHT có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa và xuất khẩu 25% giá trị sản xuất công nghiệp. Đến năm 2030, sản phẩm CNHT đáp ứng được 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa. Đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp CNHT đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 2000 doanh nghiệp. Về giá trị sản xuất công nghiệp, đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp của CNHT chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp; đến năm 2030, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 143/TB-VPCP ngày 18/ 4/2018 về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp đôn đốc công tác chuẩn bị các hội nghị chuyên đề năm 2018, trong đó giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT Việt Nam. Hội nghị sẽ được tổ chức vào ngày 19/ 12/2018 tới đây tại Hà Nội nhằm thảo luận, đưa ra những cái nhìn khách quan và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành CNHT trong nước.

Hội nghị dự kiến sẽ có sự chủ trì của Lãnh đạo Chính phủ và sự tham dự của 300 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan Trung ương và địa phương, đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT, các hiệp hội ngành nghề, các chuyên gia, các tổ chức quốc tế và các cơ quan báo chí truyền thông. Hội nghị có sự đồng hành của các doanh nghiệp: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PVGAS); Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower); Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco); Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713525603 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713525603 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10