Chỉ khi nào thể chế thực sự khuyến khích phát triển, tạo điều kiện thông thoáng, an toàn, công bằng cho doanh nghệp, thì lúc đó tự khắc các ngành sẽ phát triển, không chỉ là công nghiệp hỗ trợ (CNHT).
Nhiều năm nay, những lãnh đạo cao cấp của Samsung rất tích cực tham gia các hội thảo, diễn đàn kinh tế Việt Nam.
Từ chuỗi cung ứng của Samsung
Năm ngoái, ông Bang Huyn Woo, Phó TGĐ Samsung Việt Nam khi tham gia một tọa đàm về kinh tế Việt Nam nói rằng: chuỗi cung ứng của Samsung không chỉ có nhà cung ứng cấp 1 mà còn cấp 2, cấp 3, cung cấp sản phẩm gián tiếp. Tức là Samsung hình thành được một “hệ sinh thái” về cung ứng sản phẩm tại Việt Nam.
Tuy vậy, yêu cầu của Samsung là doanh nghiệp Việt muốn tham gia vào chuỗi cung ứng thì phải có quy mô tương ứng. Cũng chính vì vậy mà ông Bang Huyn Woo nói rằng Samsung vẫn phải tự đi tìm những doanh nghiệp Việt có tiềm năng để tham gia vào chuỗi cung ứng của họ.
“Không phải doanh nghiệp nào của Việt Nam cũng có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của Samsung”, ông Woo cho biết. Điều này cũng hoàn toàn có cơ sở khi mục tiêu mà Samsung đặt ra đến năm 2020 chỉ có khoảng 50 doanh nghiệp Việt tham gia được vào chuỗi cung ứng của họ.
Trong các giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH, thì phát triển CNHT được xếp cuối cùng. Theo đó, cải cách thuế, phí, thủ tục hành chính … được gộp chung vào nhóm giải pháp với “đẩy mạnh phát triển CNHT”.
Cuối tháng 11 vừa qua, ông Shim Won Hwan - Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam trong quá trình cùng Ban lãnh đạo Samsung đi khảo sát một số doanh nghiệp Việt để “bắt tay” hợp tác cung ứng cũng khẳng định lại mục tiêu nói trên và hy vọng rằng: “Mục tiêu này đang dần được hiện thực hóa thông qua một loạt những nỗ lực của Samsung nhằm đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong quá trình phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ (CNHT)”.
Cải cách mạnh mẽ về thể chế
Ngày 19/12 vừa qua, tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: năng lực sản xuất ngành CNHT của Việt Nam đã hình thành và nhiều nơi đã dần hoàn thiện. Tuy nhiên, cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế như chúng ta chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò dẫn dắt, nhiều ngành công nghiệp ưu tiên phát triển không đạt mục tiêu đề ra, cho nên CNHT kém phát triển. Tỷ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp còn ở mức thấp.
Có thể bạn quan tâm
15:32, 21/12/2018
04:17, 20/12/2018
10:24, 19/12/2018
09:56, 19/12/2018
Nguyên nhân chủ yếu vẫn nằm ở việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn rất chậm chạp, chưa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Nhưng đặc biệt, việc quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp nền tảng và CNHT chưa có định hướng chiến lược rõ ràng, hiệu quả thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu và thiếu tính kết nối. Phát triển đô thị thiếu đồng bộ, chất lượng thấp.
Ngoài ra, nguyên nhân thể chế vẫn là chủ yếu. Không phải vô lý mà Thủ tướng đã giao cho hầu hết các bộ, ngành liên quan những nhiệm vụ thiết thực, sát sườn. Bởi thực ra, để CNHT trở thành hiện thực, thì nền tảng căn bản nhất vẫn phải là có một nền công nghiệp thực sự. Nếu không có một nền công nghiệp phát triển, thì
CNHT sẽ… hỗ trợ cái gì?
Cũng vì vậy, trong 4 giải pháp thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì phát triển CNHT được xếp cuối cùng. Theo đó, cải cách thuế, phí, thủ tục hành chính nhằm thu hút đầu tư, giải quyết việc làm cho lao động… được gộp chung vào nhóm giải pháp với “đẩy mạnh phát triển CNHT”.
Thật ra, sẽ không thể phát triển được ngành CNHT, cũng như đẩy mạnh được công nghiệp hóa tạo nền tảng nếu không có những cải cách mạnh mẽ về thể chế. Bởi suy cho cùng, chỉ khi nào thể chế thực sự khuyến khích phát triển, tạo điều kiện thông thoáng theo quy luật thị trường, an toàn, công bằng, công khai cho doanh nghiệp, thì lúc đó tự khắc các ngành sẽ phát triển, không chỉ là CNHT.