Đâu là thời điểm mấu chốt cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển?

Nguyễn Việt thực hiện 25/12/2018 07:00

Khi nền kinh tế ổn định, thị trường ổn định và gia tăng, sẽ là thời điểm mấu chốt cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO). Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO). Ảnh: Nguyễn Việt

Đây là chia sẻ của ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO) với DĐDN xung quanh câu chuyện ngành công nghệp hỗ trợ của Việt Nam cần yếu tố gì để phát triển.

- Xin ông cho biết tại sao trong thời gian vừa qua ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực ô tô lại không thể phát triển mạnh mẽ như nhu cầu hiện có tại Việt Nam?

Nguyên nhân nằm ở xuất phát điểm của ngành công nghiệp còn thấp, đặc biệt ngành cơ khí Việt Nam gần như không có gì. Trong giai đoạn bao cấp chúng ta cũng đã có những nhà máy công nghiệp, nhưng không xuất phát từ nhu cầu thị trường. Mặc dù hiện nay đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhưng nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn thấp, như vậy cũng rất khó để phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Ngay như đối với lĩnh vực công nghiệp sản xuất ô tô, Chính phủ rất kỳ vọng và cũng có nhiều nhà sản xuất ô tô đến lắp ráp tại Việt Nam. Đây là một công đoạn bắt đầu cho công nghiệp, tuy nhiên, với quy mô thị trường còn quá nhỏ, cho nên ngay cả lắp ráp ô tô cũng không có điều kiện để duy trì, chứ chưa nói đến phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

  • Công nghiệp hỗ trợ cần hướng đi mới

    Công nghiệp hỗ trợ cần hướng đi mới

    16:32, 23/12/2018

  • “Gỡ vướng” thể chế cho công nghiệp hỗ trợ

    “Gỡ vướng” thể chế cho công nghiệp hỗ trợ

    15:22, 22/12/2018

  • Cần những giải pháp thực tế hơn để công nghiệp hỗ trợ phát triển

    Cần những giải pháp thực tế hơn để công nghiệp hỗ trợ phát triển

    04:17, 20/12/2018

  • Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng:

    Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: "Việt Nam thiếu doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt công nghiệp hỗ trợ"

    10:24, 19/12/2018

  • Công nghiệp hỗ trợ cần “cú hích” từ chính sách

    Công nghiệp hỗ trợ cần “cú hích” từ chính sách

    06:30, 19/12/2018

  • Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

    Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

    16:00, 18/12/2018

  • Sẽ có tổ hợp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Hàn Quốc tại Hà Nội

    Sẽ có tổ hợp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Hàn Quốc tại Hà Nội

    01:36, 16/12/2018

- Với những khó khăn của ngành công nghiệp ô tô, cũng như ngành công nghiệp hỗ trợ như ông vừa chia sẻ, THACO có chiến lược gì thể vượt qua?

Đối với THACO, bắt đầu từ chủng loại xe tải, xe bus và xe du lịch. Chúng tôi đi từ sản phẩm trung cấp với giá cả phải chăng, phù hợp với thị trường và nền kinh tế, sau này chúng tôi sẽ tiến tới đưa ra những sản phẩm cao cấp hơn.

Đối với nội địa hóa, chúng tôi xác định sản xuất ra những sản phẩm với công nghệ vừa phải để đảm bảo giá thành, đặc biệt là chi phí chuyên chở. Sau đó tiến đến sản xuất những chi tiết ở hàm lượng cao hơn, với phương thức làm cùng với các doanh nghiệp Việt Nam để cho ra một chi tiết hay cụm linh kiện.

Với những sản phẩm đòi hỏi phải có công nghệ hay đầu tư lớn, chúng tôi hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để chia sẻ, đối lưu, trao đổi các chi tiết nhằm hình thành nên cụm công nghiệp. Trong thời gian qua, với sự vượt khó trong bối cảnh chung, THACO đã đạt được tỉ lệ nội địa hóa với xe bus 60%, xe tải 35 - 40%. Đối với xe con khó khăn hơn, cho nên chúng tôi chỉ mới đạt được 17 – 20%.

Giai đoạn tới đây khi nền kinh tế ổn định, thị trường ổn định và gia tăng, sẽ là thời điểm mấu chốt cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Chúng tôi sẽ nỗ lực phát triển mạnh mẽ hơn nữa ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam để gia tăng tỉ lệ nội địa hóa xe con lên 40%. Mục tiêu 40% chính là yêu cầu và cũng là điều kiện để xuất khẩu sang các nước ASEAN nhằm hưởng mức thuế xuất 0%.

- Ông đánh giá thế nào về chiến lược “dẫn dắt” hay “đầu tàu” của một số doanh nghiệp lớn với nền kinh tế nói chung, và công nghiệp hỗ trợ nói riêng?

Theo tôi, định hướng phải dựa vào các doanh nghiệp lớn để “dẫn dắt” hay “đầu tàu”, đồng thời hình thành những trung tâm công nghiệp hỗ trợ ở các miền là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn. Và với những gì phát triển được của THACO tại Chu Lai, chúng tôi hy vọng sẽ là một trong những trung tâm về công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt đối với các sản phẩm linh kiện thép.

Để làm được điều này, chúng tôi sẽ đầu tư trung tâm nguyên vật liệu, thí nghiệm vật liệu, máy móc thiết bị lớn mà các doanh nghiệp nhỏ không đầu tư được, trung tâm R&D, hay trường Cao đẳng nghề Chu Lai - Trường Hải sẽ tập trung đào tạo chuyên xâu hơn. Bên cạnh đó sẽ kêu gọi các doanh nghiệp nhỏ  trong ngành cơ khí cùng tham gia với THACO. Tôi hy vọng với những giải pháp này, ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ phát triển trong thời gian tới.

- Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp “dẫn dắt”, THACO cần những hỗ trợ gì từ phía Chính phủ, thưa ông?

Theo tôi, việc cần lớn nhất lúc này là một nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Cùng với đó, là một chính sách phù hợp để bảo vệ thị trường, tránh gian lận, có chế tài cũng như khuyến khích để các thiết bị, sản phẩm sẽ được tổ chức, sản xuất, lắp ráp ở Việt Nam, hay trong những dây chuyền thiết bị mà những phần Việt Nam sản xuất được không phải nhập khẩu.

- Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đâu là thời điểm mấu chốt cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO