Công nghiệp hỗ trợ cần “cú hích” từ chính sách

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều chuyên gia khẳng định việc hoàn thiện về mặt chính sách sẽ là tiền đề để ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam vươn mình phát triển mạnh mẽ.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, số doanh nghiệp đang hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho hơn 550.000 lao động. Hiện nay, doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, nhìn chung, ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của cả nhà quản lý và các doanh nghiệp.

Chính sách vẫn cần hoàn thiện

Ông Idei Ippei, nghiên cứu cấp cao của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) dẫn kết quả khảo sát của JETRO trong năm 2017 cho biết, tỷ lệ cung ứng nội địa ở Việt Nam là 33,2%, thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan. Trong đó, tỷ lệ cung ứng từ doanh nghiệp nội địa Việt Nam chỉ đạt trên 13%, trong khi Trung Quốc là 40%, Thái Lan gần 24%...

Trong khi đó, nhu cầu tìm kiếm nguồn cung ứng tại chỗ của các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn. Khoảng 80%  doanh nghiệp được khảo sát gần đây cho biết, sẽ nâng cao tỷ lệ nội địa hóa lên, đồng thời 64% doanh nghiệp Nhật Bản cũng mong muốn tăng tỷ lệ cung ứng nội địa để rút ngắn thời gian giao hàng.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, số doanh nghiệp đang hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho hơn 550.000 lao động. Hiện nay, doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, số doanh nghiệp đang hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho hơn 550.000 lao động. 

Trong bối cảnh đó, vấn đề phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đã được nhắc đến từ lâu nay một lần nữa được thảo luận sôi nổi tại nhiều diễn đàn.

Riêng trong lĩnh vực ô tô, theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), thị trường công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô đã hình thành và phát triển, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu một số doanh nghiệp lắp ráp ô tô ở Việt Nam.

Mặc dù vậy, nhìn chung, chất lượng sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô cung ứng trên thị trường còn kém. Đa số doanh nghiệp nội về công nghiệp hỗ trợ chỉ cung ứng sản phẩm cho lắp ráp ô tô trong nước. Tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi đạt thấp, đạt bình quân khoảng 7 – 10%. Hơn 90% linh kiện, phụ tùng ô tô lắp ráp hiện nay vẫn do các công ty mẹ hoặc từ công ty xuyên quốc gia  ở nước ngoài cung cấp. Trong khi, để làm một chiếc ô tô phải cần từ 30.000-40.000 linh kiện.

Vẫn còn khoảng cách từ chính sách đi đến thực tiễn

Trên thực tế hơn 10 năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều quy định nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển. Điển hình như Nghị định số 111 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; Quyết định 68 năm 2017 của Thủ tướng về việc phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ 2016 - 2025…

Mới đây, Quyết định 598/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025 cũng nêu yêu cầu tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử, cơ khí, dệt may, da giày; lựa chọn mô hình thí điểm hỗ trợ một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực dệt may, da giày, linh kiện điện tử, ô tô...

Thế nhưng, theo các chuyên gia, cơ chế, chính sách cho lĩnh vực này vẫn cần hoàn thiện. Chẳng hạn, chính sách thu hút các doanh nghiệp FDI chưa gắn với các ràng buộc về trách nhiệm phát triển hệ thống nhà cung ứng nội địa tại Việt Nam. Hơn nữa, công nghiệp hỗ trợ có mối liên hệ hữu cơ với các ngành sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, tuy nhiên chính sách tạo ra các liên kết giữa các doanh nghiệp này và các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa được hình thành…

Theo lãnh đạo một doanh nghiệp đang ráo riết triển khai tham vọng sản xuất ô tô, để phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước, phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn của toàn bộ ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước, trong đó, phải có doanh nghiệp dẫn đầu, đầu ngành và một mạng lưới, hệ thống các doanh nghiệp bao quanh, cung cấp linh kiện, sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn. Bản thân doanh nghiệp này hướng đến xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam nhằm xây dựng phát triển đồng bộ ngành công nghiệp hỗ trợ.

Ông Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam kém phát triển sẽ gây khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 cũng như gia tăng giá trị cho ngành công nghiệp Việt Nam.

Ông Thắng cho rằng các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam hiện nay đã ban hành tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách từ chính sách đi đến thực tiễn. Do đó, trong thời gian tới, cần quan tâm nhiều hơn nữa đến khâu tổ chức thực hiện các chính sách này, với sự quyết liệt vào cuộc của các bộ, ngành. Đặc biệt, là các chính sách, giải pháp liên quan đến nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp để từng bước có khả năng tham gia sâu hơn vào dây chuyền sản xuất công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực.

Cần kêu gọi đầu tư với những chính sách ưu đãi

Trước đó, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2018 Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) gần đây đã chia sẻ những quan điểm với Chính phủ Việt Nam về vấn đề phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Theo tổ chức này, để Việt Nam tiếp tục tăng trưởng kinh tế bền vững nhưng không rơi vào cái bẫy của các nước đang phát triển mà nhiều quốc gia đã mắc phải, việc thúc đẩy ngành công nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế là nhiệm vụ cấp bách.

“Cần tăng cường kết nối doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp FDI thông qua những chính sách phù hợp với các khu vực trọng điểm”, ông Koji Ito nói. Song hành với công việc này, ông Koji cho rằng cần tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế.

“Đây là việc làm hết sức cần thiết”, ông Koji Ito nói và đưa ra lưu ý: “Đương nhiên là vấn đề nâng cao năng lực khoa học, kỹ thuật sản xuất, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam và yếu tố nền tảng là xây dựng chuỗi giá trị công nghiệp. Đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ để hướng tới tăng cường năng lực cạnh tranh bằng việc nâng cao tỷ lệ nội địa hoá”.

Về vấn đề giải pháp, ông Koji đưa ra khuyến nghị: Trước mắt Chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp Nhật cần mở rộng khuôn khổ hợp tác của “chương trình đào tạo kỹ thuật viên Việt Nam” và triển khai một cách chắc chắn việc đào tạo đội ngũ kỹ sư thiết kế, kỹ sư máy, nhân viên bảo dưỡng người Việt.

Đồng thời, Việt Nam cần phải nới lỏng quy định về điều kiện cấp visa cho người nước ngoài, mời các nhân viên kỹ thuật có tuổi nghề cao đến Việt Nam với tư cách là “người truyền kinh nghiệm” để đào tạo. Đây là biện pháp rất hiệu quả”, ông Koji nhận xét.

Theo ông Koji Ito hiện quy mô sản xuất sản phẩm cuối cùng vẫn còn nhỏ. Vì vậy, ông Koji Ito cho rằng Chính phủ cần đưa ra lời kêu gọi đầu tư với những chính sách ưu đãi như là những biện pháp có khả năng tìm kiếm lợi ích từ quy mô sản xuất đối với lĩnh vực đang trong tình trạng doanh nghiệp không thể nào đưa được ra quyết định đầu tư.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Công nghiệp hỗ trợ cần “cú hích” từ chính sách tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713438298 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713438298 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10