Trong danh mục doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn theo Quyết định số 908/QĐ-TTg, có nhiều doanh nghiệp “hấp dẫn” mà không hẳn chỉ dựa vào đất.
>> Thất thoát địa tô từ cổ phần hóa
Đáng chú ý nhất là nhóm các công ty thoái vốn theo danh sách của SCIC, trong đó có những tên tuổi gây chú ý với định giá doanh nghiệp cao, không dựa trên quỹ đất để nhà đầu tư có thể nhắm chuyển đổi mục đích sử dụng tương lai. Điển hình như Sabeco, Nhựa Tiền Phong, Nhựa Bình Minh…
Các công ty trên khi cổ phần hóa (CPH) thay vì dựa vào tài sản đất đai thì lại có lợi thế ngành, lợi thế sản phẩm dẫn đầu hoặc quy mô, thị phần... Do vậy, các công ty này được thị trường và các nhà đầu tư đánh giá cao, đồng thời sẽ có lợi trong việc định giá giá trị tài sản doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp dịch vụ trong các ngành khác cũng đang được đặt kỳ vọng cao mà không dựa vào đất đai như nhóm hàng không, viễn thông, hay Agribank.
Nhưng số doanh nghiệp tốt, được nhà đầu tư chờ đợi, “canh” thoái vốn như vậy không nhiều. Trong khi đó, trong quá trình sắp xếp thực hiện CPH, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu kiến nghị, đối với CPH doanh nghiệp dưới 5% vốn nhà nước thì nên tiến hành CPH hết. Còn những doanh nghiệp quản trị tốt, giải quyết được việc làm, điều tiết được ngân sách thì nên giữ lại.
Như vậy, Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 có khả năng sẽ có sự hạn chế các doanh nghiệp tốt ra thị trường. Nếu ví CPH, tìm đối tác cho doanh nghiệp, thì chúng ta có thể tư duy “củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ xài”, song với việc CPH doanh nghiệp mà chỉ chọn bán xấu giữ tốt, không mở rộng cửa với cả những doanh nghiệp không thuộc các lĩnh vực Nhà nước phải nắm giữ hoặc có thể áp dụng luật phá sản doanh nghiệp cho các DNNN hoạt động kém hiệu quả, thì hoạt động CPH e rằng sẽ tiếp tục èo uột, kéo dài.
Có thể bạn quan tâm