“1 luật sửa 4 luật” để các luật sớm đưa vào cuộc sống

NGUYỄN VIỆT 29/06/2024 14:20

“1 luật sửa 4 luật” là một chủ trương đúng đắn để sớm đưa các chính sách và luật pháp vào cuộc sống.

>>Quốc hội “chốt” Phương án 1 về rút bảo hiểm xã hội một lần

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu nhấn mạnh tại cuộc họp báo bế mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 29/6.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu đánh giá, bản chất của luật này là sửa đổi để đưa 4 luật có hiệu lực sớm hơn.

“Đây là chủ trương đúng đắn để sớm đưa chính sách luật pháp vào cuộc sống, đồng thời ghi nhận nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt của Chính phủ và các cơ quan liên quan”, ông Phan Đức Hiếu nói.

Trước khi thông qua luật, băn khoăn của đại biểu Quốc hội là khi 4 luật có hiệu lực sớm thì có bảo đảm khả thi, có kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn để thi hành luật. Theo ông Phan Đức Hiếu, Chính phủ đã có báo cáo chi tiết về tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, cam kết, có giải pháp tổng thể.

Hiện nay, Chính phủ đã và đang rất quyết liệt chỉ đạo các cơ quan liên quan trong việc hoàn thiện các dự thảo nghị định cũng như văn bản của địa phương để bảo đảm luật được thi hành vào ngày 1/8/2024.

Về phía Quốc hội, để đảm bảo nhiệm vụ này được hoàn thành thì trong Nghị quyết của kỳ họp Quốc hội cũng đã nhấn mạnh đến việc cần phải đảm bảo ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, để không xảy ra hiện tượng không có hoặc chậm ban hành văn bản, vốn dẫn đến tình trạng luật có hiệu lực nhưng không được thực thi trên thực tế.

>>Quốc hội sẽ giám sát công tác phòng, chống tham nhũng

>>Mức giảm trừ quá lạc hậu, Quốc hội cần sửa đổi sớm

Toàn cảnh cuộc họp báo.

Toàn cảnh cuộc họp báo.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu một lần nữa khẳng định, vấn đề "1 luật sửa 4 luật" phải được hiểu rõ là sửa luật không phải vì bấp cập mà để các luật sớm đưa vào cuộc sống.

Liên quan đến vấn đề gia hạn tái cấp vốn tại các tổ chức tín dụng để cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vay, Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ: “Cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được gia hạn thêm 3 lần tại thời điểm đến hạn trả nợ đối với dư nợ tái cấp vốn còn lại của các tổ chức tín dụng đang cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh”.

Ông Phan Đức Hiếu cho rằng, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, xét về tính cấp thiết thì việc gia hạn tái cấp vốn là giải pháp khả thi nhất. Tuy nhiên, đây là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài Nghị quyết của Quốc hội có nêu 2 nội dung.

Thứ nhất, cam kết trước Quốc hội về hiệu quả của việc triển khai giải pháp về cho vay tái cấp vốn.

Thứ hai, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các cơ quan liên quan và Tổng công ty Hàng không Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển toàn diện, khẩn trương hoàn thiện Đề án tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam để sớm phục hồi và phát triển bền vững; đẩy nhanh việc cơ cấu lại toàn diện Tổng công ty.

Có thể bạn quan tâm

  • Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV có khối lượng nội dung về lập pháp nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ

    11:02, 29/06/2024

  • Quốc hội “chốt” Phương án 1 về rút bảo hiểm xã hội một lần

    11:00, 29/06/2024

  • Quốc hội sẽ giám sát công tác phòng, chống tham nhũng

    16:15, 08/06/2024

  • Quốc hội bổ nhiệm 3 nhân sự cấp cao

    15:51, 06/06/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“1 luật sửa 4 luật” để các luật sớm đưa vào cuộc sống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO