Vòng Chung kết Chương trình Phát triển dự án khởi nghiệp Quốc gia năm 2023 diễn ra tại trụ sở VCCI Hà Nội, hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia năm 2023.
>>[TRỰC TIẾP] Chung kết Chương trình Phát triển dự án Khởi nghiệp Quốc gia 2023
Chương trình Phát triển dự án khởi nghiệp Quốc gia tiền thân là Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia. Việc đổi tên như vậy đi kèm với thông điệp rằng: Với các dự án đã đến vào vòng Bán kết, kể cả khi các vòng thi đã khép lại, các dự án vẫn tiếp tục nhận được những hỗ trợ của Ban Tổ chức.
Ví dụ như: TOP 10 sẽ tiếp tục được cố vấn để thi Cup Khởi nghiệp toàn cầu, được các cố vấn hỗ trợ để tự tin gọi vốn tại các chương trình kêu gọi đầu tư; TOP 10 sẽ được tham gia vào các khóa đào tạo/chương trình/sự kiện/hoạt động do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp - Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức; TOP 10 sẽ được hỗ trợ truyền thông trên các đơn vị báo chí chính thống và rất nhiều các hỗ trợ đi kèm sau các vòng thi.
Phần lựa chọn ra TOP3, quán quân cũng như các đội nhì, ba nhằm tìm kiếm, tôn vinh những dự án khởi nghiệp xuất sắc của các doanh nghiệp khởi nghiệp trên khắp mọi miền đất nước và tiếp tục đồng hành hỗ trợ các họ trên những hành trình tiếp theo
Để giúp Ban Tổ chức lựa chọn ra những dự án xuất sắc nhất không thể thiếu sự làm việc nhiệt tâm và công minh của Hội đồng Giám khảo.
Ban Giám khảo vòng Chung kết gồm 5 thành viên, trong đó có những giám khảm là những cố vấn và chuyên gia cao cấp về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp ĐMST Quốc gia, đồng thời họ cũng là các doanh nhân có kinh nghiệm và thành công trong nhiều lĩnh vực và đã có nhiều kinh nghiệm trong việc cố vấn – hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp. Bên cạnh đó cũng có thành viên Giám khảo là doanh nhân và đã dành rất nhiều tâm huyết cho khởi nghiệp…
Phát biểu tại Chung kết Chương trình Phát triển Dự án Khởi nghiệp Quốc gia 2023, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanhnghiệp chia sẻ, chương trình Khởi nghiệp Quốc gia được phát động từ đầu năm 2023 và đến cuối năm đã nhận được gần 400 dự án. Năm nay, số lượng dự án nhận được nhiều hơn so với các năm trước.
Qua 5 vòng chấm, Ban Tổ chức đã nhận được 10 dự án vào vòng chung kết sáng ngày 21/12/2023 và sẽ chọn ra một giải nhất, hai giải nhì, ba giải ba, còn lại là các giải khuyến khích.
Ông Dũng cho biết, Top 10 dự án vào Chung kết Khởi nghiệp Quốc gia sẽ được các chuyên gia cố vấn, hỗ trợ hoàn thiện để tham gia cuộc thi Khởi nghiệp Toàn cầu. Đây là hoạt động mà cuộc thi Chung kết Khởi nghiệp các năm trước đã thực hiện.
Hội đồng giám khảo ngày hôm nay là các chuyên gia hàng đầu của hội đồng VSMA, hội đồng tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam và đều là những doanh nghiệp đã thành danh trong các hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt, các chuyên gia đã tham gia vào các chương trình khởi nghiệp từ rất lâu. Như vậy, các dự án sẽ yên tâm trước một hội đồng ban giám khảo làm việc công tâm, minh bạch.
“Theo chương trình, chiều ngày 21/12, chúng ta sẽ có chương trình Festival Khởi nghiệp với sự tham dự của các lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương, các Ban, ngành tổ chức và các cơ quan báo chí. Hội đồng giám khảo sẽ chọn ra các giải nhất, nhì, ba và trao giải cho các dự án cũng như phát động Chương trình Khởi nghiệp của năm 2024”, ông Nguyễn Tiến Dũng nói.
Phát huy thế mạnh về truyền thông, Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đã kết nối các sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận được các đối tác bạn hàng, hoặc tìm kiếm được các nhà đầu tư. Trong năm, Chương trình đã triển khai mạnh mẽ hoạt động hỗ trợ truyền thông về khởi nghiệp trên báo in, báo điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp, Fanpage Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia – VCCI, tư vấn trực tuyến (chatbot).
Tháng 10/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa chính thức ký ban hành Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Quyết định có đề ra nhiệm vụ phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Trong đó có nhấn mạnh đến "khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong toàn xã hội, nhất là trong các lĩnh vực mới, trong thế hệ trẻ. Có chính sách ưu tiên phát triển doanh nhân nữ, doanh nhân trẻ, doanh nhân dân tộc thiểu số, doanh nhân hoạt động ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn". Nghị quyết cũng nhấn mạnh vai trò VCCI trong việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân, thúc đẩy khởi nghiệp, tập hợp liên kết, hợp tác hỗ trợ doanh nhân, doanh nghiệp phát triển bền vững.
Trên tinh thần Nghị quyết 41, bước sang năm 2024, Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia tiếp tục củng cố và hợp tác chặt chẽ với các bộ ban ngành, tổ chức quốc tế để hỗ trợ các địa phương, trường đại học/cao đẳng trên toàn quốc về xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở. "Tất cả hứa hẹn sẽ tiếp tục là sân chơi bổ ích thu hút sự tham gia của cộng đồng khởi nghiệp gồm thanh niên – sinh viên, doanh nghiệp trẻ nhằm mở ra nhiều cơ hội khởi nghiệp mới, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân sáng tạo trong tương lai" - ông Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh.
>>“Chọn mặt gửi vàng” các dự án tham gia cuộc thi Khởi nghiệp Toàn cầu
Thay mặt cho Hội đồng cố vấn Đổi mới sáng tạo VSMA, TS Đàm Quang Thắng – Chủ tịch Hội đồng cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia bày tỏ và gửi lời chúc mừng 10 dự án xuất sắc đã lọt vào vòng phát triển dự án của chương trình khởi nghiệp quốc gia. “Chương trình khởi nghiệp quốc gia đã bước sang năm thứ 22, và chúng ta không chỉ dừng lại ở một cuộc thi mà chúng ta là một hành trình. Và tôi hy vọng anh chị và các bạn sẽ được đồng hành cùng các chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam về đổi mới sáng tạo hoặc để hỗ trợ về hoạt động khởi nghiệp” – ông Thắng nói.
Chia sẻ thêm, ông Thắng cho biết, VSMA cũng là một trong những đơn vị chuyên môn nằm trong khuôn khổ hoạt động của khởi nghiệp quốc gia. VSMA cũng xin chúc mừng cho Chương trình khởi nghiệp quốc gia bởi chúng ta đã có những cột mốc rất đáng ghi nhận trong việc đóng góp vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia, và cả 10 dự án tham gia chương trình thì đều có dự án đều đã hoạt động hoặc có những dự án bắt đầu đưa ra thị trường, có thể nói đây là hoạt động rất thiết thực của hội đồng chúng tôi sẽ đồng hành cùng các bạn.
“Hội đồng ban giám khảo chúng tôi sẽ làm việc với các bạn buổi sáng hôm nay, dựa trên tiêu chí chấm điểm của Gscore – Global score. Trong đó, có bảng điểm để hội đồng giám khảo sử dụng để đánh giá các dự án lọt Top3” – ông Thắng nhấn mạnh.
Gscore bắt đầu phát triển dự án vào năm ngoái, gồm 7 tiêu chí để xác định quy mô tiềm năm và phát triển của doanh nghiệp. Đối với Gscore, tập trung cốt lõi nhất vào một doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên những yếu tố. Đầu tiên liên quan đến ý tưởng kinh doanh, thứ hai là dựa trên Tiềm năng thị trường bởi khi làm về khởi nghiệp thì cần xác định rõ về thị trường, thứ ba là cạnh tranh và rủi ro trong kinh doanh. Thứ tư sẽ tập trung vào chiến lược phát triển sản phẩm. Thứ năm là tập trung vào phát triển kinh doanh. Thứ sáu là tập trung vào đội ngũ nhân sự để triển khai ý tưởng. Cuối cùng là tập trung mô hình kinh doanh.
Chia sẻ về hình thức trình bày, ông Thắng cho biết, mỗi đội thi sẽ có 5 phút để thuyết trình, 5 phút để ban giám khảo làm rõ hoặc phản biện những vấn đề liên quan. Kết quả lọt Top 3 sẽ được thông báo vào đầu giờ chiều nay (21/12).
Đại diện Dự án Thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị nhiệt phân xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu của Công ty Tam Nguyên, bạn Phạm Mai Anh cho biết: mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa nhưng chỉ có 10% trong số này được xử lý tái chế. Đây là cơ hội mang lại nguồn lợi kinh tế từ việc xử lý rác thải nhựa thành nguồn nguyên liệu đốt như dầu, than và khí gas.
Công ty thành lập vào tháng 11/2022 với sứ mệnh hãy chung tay biến không thành có. Công ty thành công trong việc chế tạo thiết bị nhiệt phân liên hoàn xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu đốt. Sau 12 tháng chạy thực nghiệm, Tam Nguyên đã xử lý thành công 1 tấn rác thải nhựa tạo ra được 700kg dầu FO và được kiểm định bởi Tổng cục Đo lường chất lượng, 300kg than, còn lại là khí gas. Trong thời gian chạy thực nghiệm, công ty đạt doanh thu 12 triệu/ngày và có khả năng thu hồi vốn sau 18 tháng. Với công suất 5 tấn/ngày, dự tính lợi nhuận công ty thu hơn 5 tỷ/năm.
So sánh và đánh giá thiết bị nhập khẩu cùng loại trên thị trường, đại diện công ty cho biết: thiết bị của công ty có thể xử lý hầu hết các loại nguyên liệu rác, có thể đáp ứng nhiều yêu cầu của khách hàng. Thứ nhất, thiết bị không sản sinh khí độc hại. Thứ hai, sử dụng thiết bị liên hoàn, vận hành liên tục, có cơ chế tự vệ sinh. Thứ ba, về công nghệ, thiết bị tự động vận hành, không gây ô nhiễm. Thứ tư, về kinh tế: mô hình có thể đem lại lợi nhuận lên đến 200%.
Giám khảo Trần Trí Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực VSMA, Quản lý Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ SwissEP hỏi về về cách để bán nhiều sản phẩm.
Đại diện công ty cho biết: thời gian qua, công ty đã nhiều cuộc thi Techfest, tham dự các chương trình, sự kiện khởi nghiệp của các tổ chức quốc tế, tổ chức có uy tín để lan toả sản phẩm, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư…Trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, đã tiếp xúc với nhiều khách hàng trong lĩnh vực xử lý rác thải, chính quyền các cấp, đại diện một số khu công nghiệp… để đàm phán đặt hàng. Ngay trong ngày hôm nay, cùng với việc tham gia Chương trình khởi nghiệp quốc gia năm 2023, công ty tiếp xúc với một đối tác tìm hiểu dự án.
Giám khảo Đàm Quang Thắng - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (VSMA), Tổng Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST The BizCare Space đặt câu hỏi về việc bán dầu, thiết bị hay công nghệ.
Đại diện công ty cho biết chủ yếu bán thiết bị và chuyển giao công nghệ, quy trình vận hành. Hiện nay đang chạy thực nghiệm thiết bị 1 tấn/ngày để khách đặt hàng nếu có nhu cầu.
Giám khảo Trần Trí Dũng tiếp tục đặt câu hỏi về nguồn nguyên liệu đầu vào phải mua hay được cung cấp miễn phí.
Đại diện công ty cho biết: hiện nay nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty là 0 đồng, được một số doanh nghiệp cung cấp miễn phí bởi rác đầu vào của công ty gần như là phế thải.
Giám khảo Nguyễn Tiến Trung - Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách khu vực miền Bắc, Chủ tịch HĐQT công ty Kankyo Việt Nam đặt câu hỏi về đội ngũ và vốn đầu tư.
Đại diện công ty cho biết: công ty hiện có 2 nhân sự và 1 nhân sự đại diện công ty. Về nguồn vốn kêu gọi đến thời điểm trước khi có chứng nhận sở hữu trí tuệ, công ty đang gọi vốn 1,5 tỷ cho 10%. Doanh thu công ty hiện có đến từ bán thiết bị và công nghệ.
ATER – Mặt nạ vi tảo
Đại diện dự án thuyết trình: Kinh tế phát triển thì cuộc sống đang đối mặt ngày càng lớn với ô nhiễm môi trường, nhất là lượng CO2 tăng cao, phát sinh nhiều tia cực tím ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da, khiến da nhanh lão hóa. Từ đó cho thấy ô nhiễm môi trường đã và đang ảnh hưởng đời sống và sắc đẹp của con người, nhất là làn da.
Trước hiện trạng đã nêu, qua quá trình nghiên cứu và tổng quan tài liệu, tảo là một vi sinh vật sống trong môi trường nước nhưng lại hấp thu phần lớn CO2 trong quá trình quang hợp, ngoài ra trong tảo cũng dồi dào hoạt chất, có những hoạt chất chống oxy hóa cao gấp 550 lần so với vitamin E và 6000 lần so với vitamin C… Đây là cơ sở để nhóm phát triển ra sản phẩm.
Với các công nghệ tiên tiến có thể kiểm soát và tối ưu hoa các hoạt chất của vi Tảo, từ đó không chỉ cung cấp các thông tin khoa học mà còn giúp giải phóng mang lại vi Tảo sạch với dược tính vô cùng giá trị, các hoạt chất này rất thích hợp để làm mỹ phẩm, phù hợp với dạng sản phẩm mặt nạ…
Với mục tiêu mong muốn đưa ra thị trường một sản phẩm ứng dụng làm đẹp từ vi tảo thuần Việt và thân thiện với môi trường và phù hợp với đa số người dùng Việt Nam. Sản phẩm đã đạt 4 mục tiêu về phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Sản phẩm có slogan: 1000 sản phẩm bán ra sẽ thu về 1 tín chỉ carbon (Hấp thu 1 tấn CO2), việc này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn thu, mà còn có thể giúp tham gia vào thị trường bán tín chỉ carbon trong tương lai... Quá trình sản xuất, chúng tôi cũng ứng dụng công nghệ vào nuôi cấy vi tảo để đảm bảo hoạt chất tốt hơn và giảm thiểu chi phí sản xuất. Mục tiêu sản phẩm cung cấp là giới trẻ hiện đại tuổi từ 15 – 30, cả nam cả nữ… giá bán đề xuất 219.000 đồng.
Sản phẩm được kinh doanh tại cửa hàng bán hàng truyền thống và các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, ứng dụng chuyển đổi số vào mở rộng khác hàng. Lộ trình phát triển tháng 3/2024 thì đăng ký sở hữu trí tuệ, đến tháng 10/2024 phát triển bề ngang để cung cấp cho nhu cầu của khách hàng.
Đại diện ban giám khảo hỏi: Trong năm đầu các bạn dự kiến doanh thu bao nhiêu? Và 5 năm sau là bao nhiêu? 5 năm sau thương hiệu của các bạn như thế nào? Sự khác biệt của sản phẩm là như thế nào? Đối tượng của sản phẩm này như nào? Tại sao lại chọn dự án này khi mặt nạ về vi tảo không phải ít?
Đại diện dự án trả lời: Trong năm đầu dự kiến bán 1000 sản phẩm tại các showroom, thông qua các dự thảo để quảng bá sản phẩm đến khách hàng, những năm sau phát triển lên 5000 sản phẩm.
Có nhiều hãng quan tâm tới vi tảo thế nên dự án tập trung vào chất lượng của vi tảo để từ đó đánh tới giá trị sử dụng... Về tín chỉ carbon (hấp thu 1 tấn CO2) thì trong quá trình đã áp dụng công nghệ vào nuôi cấy sẽ có những chỉ số đầu vào đầu ra để từ đó quy đổi ra tín chỉ carbon,…
Đại diện thuyết trình dự án Lại Thị Kim Son - Công ty Yến sào Hoa Sữa cho biết, hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều dòng sản phẩm thiên về yến và không có nhiều sự khác biệt. Sau quá trình tìm hiểu và tìm kiếm được “nỗi đau” của khách hàng từ yến bẩn, yến giả, chúng tôi đã nghiên cứu ra được sản phẩm mang đến sự tiện lợi, kèm theo giá trị văn hóa của Cung Đình Huế, để mang lịch sử văn hóa Huế đến với người tiêu dùng. Khi khách hàng mang sản phẩm về sử dụng, làm quà tặng cũng gợi nhớ thêm một số về lịch sử văn hóa Huế.
Cùng với đó là gợi mở cho khách hàng về sự thân thiện của môi trường và sự tiện dụng là mang đi dễ dàng, cũng như có sự riêng biệt phục vụ cho sức khỏe. Bộ sản phẩm có lục vị cung đình - 6 vị trong một bộ sản phẩm có thể phục vụ cho 6 đối tượng khách hàng khác nhau.
Đồng thời, chúng tôi cũng kiểm soát được 6 nhà yến chủ động tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài việc biếu tặng để mang giá trị văn hóa Huế đến với mọi người, thì cũng phục vụ cho một số khách hàng thường xuyên di chuyển xa để phục hồi sức khỏe nhanh, vì sản phẩm yến mang lại 21 axid amin và 31 nguyên tố vi lượng đã được kiểm chứng.
Về mô hình kinh doanh, ngoài nguồn thu đến từ bán sản phẩm online, offline và đại lý, nhà phân phối, hiện tại ngoài gia công yến, sấy yến thì còn tận dụng máy móc để gia công các trái cây và chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ thuật nhà yến. Công ty đang trong quá trình đóng gói nhượng quyền thương hiệu.
Ngoài các kênh bán hàng kể trên, công ty có sử dụng một số KOLs (người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội) để lan tỏa giá trị văn hóa, sự tiện lợi đến người tiêu dùng nhiều hơn trong thời gian sắp tới.
Nguồn lực thực hiện ngoài đội ngũ kế toán, hành chính nhân sự, Marketing và bán hàng, thì bộ phận sản xuất cũng rất quan trọng. Cột mốc chính là công ty đã thành lập được 3 năm và trong 2 năm đầu tiên chỉ duy trì sản phẩm truyền thống trên thị trường; nhưng bắt đầu từ đầu năm 2023 vừa qua công ty đã nghiên cứu thành công cho sản phẩm yến Cung Đình Huế và ra mắt chính thức từ ngày 15/9 vừa qu. Mục tiêu thời gian sắp tới sẽ là xuất khẩu đi ra các thị trường lớn.
Trả lời câu hỏi về doanh thu của ông Trần Trí Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực VSMA, Quản lý Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ SwissEP, bạn Kim Son cho biết, do sản phẩm mới ra mắt ngày 15/9 vừa qua và đang được tiếp nhận bởi các khách hàng cũ, những người đã, đang dùng sản phẩm của công ty hiện bán được 80 bộ yến với giá 1.099.000 đồng/bộ. Đây sẽ là sản phẩm chủ lực do tất cả các sản phẩm còn lại đã có trên thị trường rất nhiều. Sau 3 năm hoạt động, tổng doanh thu của công ty đạt được con số khoảng 200 triệu đồng/tháng bao gồm cả các dòng sản phẩm còn lại.
Ông Đàm Quang Thắng – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (VSMA), Tổng Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST The BizCare Space đánh giá rất cao cách công ty làm và thiết kế sản phẩm; nhưng khi chạm vào sản phẩm lại có phần thất vọng, vì yến là một dòng sản phẩm cao cấp và “xa xỉ” với người tiêu dùng. Nếu một gói sản phẩm quá sơ sài sẽ chưa đủ sức hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng hiện nay.
Bà Kim Son giải thích, sản phẩm mang đến thuyết trình tại cuộc thi hiện là sản phẩm mẫu do yến phải được bảo quản tránh hoàn toàn ánh sáng để giữ được vòng 12 tháng vì công ty đang đi theo hướng sản phẩm không có chất bảo quản.
Ông Huỳnh Thanh Vạn – Chủ tịch Hội đồng Tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP S Furniture đặt câu hỏi về mục tiêu đến cuộc thi này của dự án.
Đại diện dự án chia sẻ: Mục tiêu đến cuộc thi này là để lan tỏa sự tiện lợi cũng như dòng sản phẩm mới của công ty đến với thị trường tiêu dùng nhiều hơn. Trong đó, mong muốn mang giá trị sức khỏe đến với người tiêu dùng, hiện tại nỗi đau của khách hàng là đang dùng yến bẩn, yến công nghiệp tràn lan trên thị trường rất nhiều, thậm chí là hàng loại 2 của các nước công nghiệp về yến như Indonesia, Malaysia.
Hiện tại hệ thống sản xuất, quy trình đã được công nhận và nguồn nguyên liệu chính là bởi 6 nhà yến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, TS. Đàm Quang Thắng khuyến nghị, nếu khách hàng chưa biết gì về các sản phẩm này thì công ty sẽ phải nâng cao nhận thức của khách hàng, để người tiêu dùng biết được sản phẩm này có sự khác biệt, ít nhất là về nguồn gốc hay sự khác biệt về chất lượng. Nếu chúng ta chỉ nói về sản phẩm tốt, có công nghệ, máy móc thì chưa thể giúp cho người tiêu dùng tin tưởng.
Đại diện dự án thuyết trình: Pin nhiên liệu là loại năng lượng sẽ sử dụng trong tương lai, giải quyết các vấn đề về lưu trữ năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả với hiệu suất cao và thời gian sử dụng lâu hơn và không có khí thải ra thị trường.
Về phân khúc khách hàng, pin nhiên liệu là thiết bị sử dụng nguồn điện DC, ứng dụng cho tất cả các thiết bị điện. Hiện nay, đối với nguồn điện này trên thị trường của thế giới đã có nhiều nước sử dụng, Việt Nam thì vẫn chưa có đơn vị nào sử dụng mà chỉ có một số công ty bán về những linh kiện của loại thiết bị này. Và chúng tôi đã lựa chọn được phân khúc khách hàng vào những đơn vị kỹ thuật và phương tiện di chuyển cũng như một số nghiên cứu cuộc thi để mà triển khai dự án.
Để đưa được sản phẩm ra thị trường, chúng tôi cần xác định loại năng lượng, tính an toàn, vòng đời và giá thành sản phẩm. Chúng tôi đang làm chủ được công nghệ đó là chế tạo các thiết bị pin nhiên liệu, và chúng tôi đã làm được những sản phẩm qua nhiều phiên bản và ứng dụng vào máy bay không người lái, xe điện, tàu ngầm.
Hiện nay, trên toàn thế giới, đã sử dụng và tìm kiếm ra nguồn năng lượng mới, và nguồn pin nhiên liệu là một trong những nguồn điện thế giới đang quan tâm và sử dụng. Chính vì đó, chúng tôi đã kiểm chứng và thành lập công ty và đưa ra dịch vụ để bán hàng.
Chiến lược phát triển của nhóm chúng tôi ở giai đoạn đầu sẽ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của mình qua các bước. Giai đoạn thứ hai, chúng tôi sẽ tiến hành Spin-off sản phẩm và thành lập quy mô kinh doanh.
Để sản phẩm ra thị trường, ở những năm tiếp theo, chúng tôi sẽ dựa vào 3 tiêu chí chính để bán sản phẩm gồm dịch vụ, phân phối và chế tạo sản phẩm. Năm đầu tiên chúng tôi đã đưa sản phẩm ra thị trường, thì năm thứ hai chúng tôi sẽ tăng lượng dịch vụ lên, kênh phân phối và kênh bán sản phẩm chế tạo sẽ cho ở mức là 40%, đây sẽ là mức lợi nhuận doanh thu sản phẩm dự kiến cho những năm tiếp theo. Sau 24 tháng, chúng tôi tìm ra được điểm hòa vốn, thì sau tháng thứ 7 chúng tôi sẽ tìm được điểm hòa vốn của sản phẩm này.
Đến với cuộc thi này, chúng tôi mong muốn Spin-off sản phẩm, dự kiến 2028 nếu sản phẩm ra được thị trường thì mong muốn kiếm được doanh thu khoảng hơn 100 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tiến Trung – Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách khu vực miền Bắc, Chủ tịch HĐQT Công ty Kankyo Việt Nam đặt câu hỏi: với sản phẩm của các bạn thì các bạn sẽ đem ra thị trường thế nào, đối tượng khách hàng thực sự của các bạn là ai để đạt được những con số như 20 hay 100 tỷ đồng trong những năm tới? Các bạn cho tôi một bức tranh cụ thể khi các bạn bán sản phẩm này ra thị trường.
Đại diện dự án: sản phẩm của chúng tôi ứng dụng chính vào phương tiện di chuyển. Về người chi trả chi phí thì sẽ là một số công ty về thiết bị linh kiện như Công ty của Horizon hoặc một số nghiên cứu của các trường đại học đã mua thiết bị.
Ông Nguyễn Tiến Trung hỏi tiếp: thị trường như vậy thì không ổn. Trên thị trường hiện nay, lượng xe máy điện nhiều vô cùng mà đi vào thời gian từ 60km chỉ còn 30km, đấy là “nỗi đau” lớn mà các bạn có xử lý được không? Với sản phẩm này liệu có giải quyết được vấn đề cho pin xe đạp điện hay xe máy điện không?
Ông Đàm Quang Thắng – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (VSMA) hỏi: các bạn bán công nghệ thì bán cái gì? Công nghệ phần cứng hay phần mềm? Mô hình như các bạn nói là một dự án trong nhà trường, vậy bạn chuyển đổi từ mô hình trong nhà trường sang mô hình tăng tốc như thế nào?
Đại diện dự án trả lời: Mô hình chúng em hiện đang làm cho một số công ty cũng đã nghiên cứu về loại sản phẩm này như Vingroup, Vinfast cũng đã kết hợp để nghiên cứu để ra sản phẩm. Đây là thiết bị tạo điện mà nguồn từ 30w – 1kw. Đối với xe điện thì khoảng 1kw, thiết bị của chúng tôi có thể ứng dụng vào được.
Hạt nêm rau củ Long Hoa
Đại diện dự án thuyết trình: bạn Quỳnh Nga - sáng lập dự án cho biết, sau dịch, hành vi và xu hướng của khách hàng thay đổi, hướng tới sản phẩm plant-based (thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật), tiêu dùng sạch có lợi cho sức khoẻ. Trên cơ sở đó, chúng tôi cùng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư thực phẩm nghiên cứu tạo sản phẩm giá trị cao từ nông sản Việt. Đó là sản phẩm hạt nêm rau củ.
Long Hoa đã khảo sát 200 người, trong đó 64% là phụ nữ về lựa chọn thực phẩm plant-based, đa phần câu trả lời nhận được là thực phẩm plant-based tốt cho sức khoẻ, giảm cân… Từ khảo sát, dự án hướng đến nhóm khách hàng tiềm năng từ 18 - 40 tuổi với 2 phân khúc: từ 18 -25 tuổi và 26 - 40 tuổi. Tham khảo các nguồn thống kê quốc tế, thị trường thực phẩm plant-based được định giá tỷ USD; còn theo Tổng cục Thống kê, nhóm khách hàng tiềm năng của dự án chiếm đến 40% dân số.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, Long Hoa phát triển 2 dòng sản phẩm: hạt nêm rau củ và bột nêm cùng một số thực phẩm chay đông lạnh. Sản phẩm được làm từ nguyên liệu rau củ trồng theo hướng hữu cơ thuận tự nhiên; xưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn HACCP, có áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; thực hiện liên kết chuỗi từ vùng nguyên liệu đến xưởng sản xuất.
Để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, Long Hoa phân phối qua các kênh: bán hàng truyền thống, sàn thương mại điện tử và thông qua các đội nhóm như nhóm ăn theo hướng plain base, ăn chay, thiện nguyện…
Hiện nay, sản phẩm có mặt 9/63 tỉnh thành với 12.000 khách hàng, trong đó 70% khách hàng quay lại sử dụng. Theo kế hoạch, Long Hoa mở rộng mạng lưới phân phối để năm 2026 có mặt tại 63 tỉnh, thành.
Tổng doanh thu năm 2023 của Long Hoa là 7 tỷ đồng, trong đó, doanh thu từ hạt nêm rau củ đạt hơn 2,1 tỷ đồng với 30% công suất (từ tháng 11/2022 đến 12/2023).
Theo kế hoạch, năm 2024, Long Hoa tập trung cho khâu tiếp thị, trong đó đẩy mạnh thị trường miền Trung và miền Nam, đầu tư cơ sở sản xuất (máy đóng gói tự động, máy sấy), mở rộng đại lý… hướng đến doanh thu dự kiến là 5,5 tỷ đồng. Năm 2026, sản phẩm phủ sóng đến 63 tỉnh thành, đầu tư thêm nhà máy tại khu công nghiệp và định hướng xuất khẩu, doanh thu dự kiến hơn 30 tỷ đồng.
Giám khảo Trần Trí Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực VSMA, Quản lý Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ SwissEP nêu vấn đề: Long Hoa làm cách nào để tăng số lượng khách hàng lên con số 20 triệu khách hàng và xuất khẩu vào thị trường nào trong năm 2026.
Đại diện dự án Long Hoa cho biết: sản phẩm của Long Hoa có mặt trên thị trường được 7 tháng nhưng đội ngũ sáng lập đã có 8 năm kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm chay với tệp khách hàng thực phẩm chay và thực dưỡng sẵn có từ Bắc đến Nam. Trong thời gian tới, dự án mở rộng đối tượng khách hàng, ngoài khách hàng ăn chay và thực dưỡng còn có khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm có lợi cho sức khoẻ. Do vậy, Long Hoa tin là có thể tiếp cận được 20 triệu khách hàng. Còn định hướng xuất khẩu, dự án nhắm đến thị trường Thái Lan và các nước theo đạo Phật.
Giám khảo Nguyễn Tiến Trung – Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách khu vực miền Bắc, Chủ tịch HĐQT Công ty Kankyo Việt Nam phân tích: Với 12.000 khách hàng hiện có, trong đó 70% khách hàng quay lại sử dụng cho thấy tốc độ tăng trưởng khách hàng của Long Hoa tương đối chậm. Doanh thu đạt được chiếm tỷ lệ trong thị trường thực phẩm plant-based còn nhỏ.
Đại diện dự án cho biết: hiện Long Hoa có 26 đại lý tại 9 tỉnh, thành tập trung ở miền Trung, miền Nam; sản phẩm đã có mặt tại một số cửa hàng thực phẩm sạch, chưa phân phối vào các siêu thị lớn. Sắp tới, dự án đẩy mạnh tiếp thị như tặng sản phẩm dùng thử ở miền Nam, miền Trung.
Đại diện dự án thuyết trình: Mỗi năm Việt Nam có hơn 1 triệu máy lọc nước được lắp đặt mới và hơn 17 triệu máy đã lắp đặt và định kỳ cần phải bảo dưỡng, sửa chữa, đây là thị trường rất lớn. Từ đó thôi thúc chuyên gia máy lọc nước DES ra đời.
Chúng tôi lựa chọn 3 loại hình kinh doanh hiện đại nhất hiện nay để ứng dụng đưa sản phẩm ra thị trường, đầu tiên là mô hình dropshipping – kinh doanh bán lẻ, trong đó người làm kinh doanh thì không cần lo việc tồn kho, không cần phải đóng gói hàng hóa và không lo về vấn đề về lắp đặt hay là bảo hành bảo dưỡng. Mô hình thứ hai là mô hình Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là mô hình mà khách hàng giới thiệu khách hàng tạo ra sự bùng nổ nhanh chóng ở tại thị trường. Mô hình thứ ba là mô hình chuỗi cửa hàng nhượng quyền, nhanh chóng có thể phát triển trên toàn quốc.
Mục tiêu của DES là từ năm 2024 thì sẽ xây dựng cộng đồng đại sứ lan tỏa ở tại thị trường Việt Nam với hơn với 3.000 là cộng tác viên kinh doanh, phát triển mở 63 văn phòng tỉnh độc quyền và 300 điểm chi nhánh ở tại thị trường Việt Nam. Mô hình của chuỗi máy lọc nước DES ra mắt với lợi thế, trong năm 2023 vừa qua chúng tôi đã trở thành đơn vị trực tiếp sản xuất các linh kiện và lõi lọc trong ngành máy lọc nước, DES đã xây dựng mô hình chuỗi cửa hàng chuyên gia lọc nước DES tạo ra môi trường win- win-win kết nối sức mạnh từ nhà sản xuất với hệ thống hàng trăm ngàn các đại lý, thợ sửa chữa điện tử điện lạnh trên toàn quốc,…
Trong hệ thống của DES, các cửa hàng không mất, không cần phải lo số lượng hàng hóa quá lớn và không lo tồn kho, và chỉ với từ 20.000 đồng mỗi ngày thì DES đã giúp khách hàng sở hữu được máy lọc nước ion kiềm và sử dụng nước sạch hàng ngày, và hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ,…
DESTECH là đơn vị tiên phong đầu tiên ở tại thị trường Việt Nam xây dựng cộng đồng đại sứ lan tỏa nước tốt… Sau 5 tháng thúc đẩy trong đó 3 tháng cung ứng sản phẩm DESTECH thì doanh thu của hệ thống là 3 tỷ đồng.
Đại diện ban giám khảo đặt câu hỏi: Điểm khác biệt lớn nhất của thiết bị của DESTECH với các máy lọc nước trên thị trường?
Đại diện dự án trả lời: Hiện tại DESTECH có lợi thế trực tiếp sản xuất với giá thành phù hợp, trong khi nhiều đơn vị đang cung ứng sản phẩm tương tự hiện nay là thiết bị nhập khẩu với giá thành cao.
Chưa kể, điểm đặc biệt của DESTECH tương thích với các nguồn nước như: bị nhiễm đá vôi hoặc là nước nhiễm mặn, nhiễm mỡ ở các khu vực Đồng bằng Trung Bộ, các tỉnh ven biển,… sản phẩm của chúng tôi còn được tích hợp thêm cả chức năng nước nóng nước lạnh vào trong sản phẩm.
Đặc biệt, trong vòng nhiều năm qua, bên cạnh vấn đề thương mại được sản phẩm này với sản lượng lớn, thì yêu cầu đặt ra của DESTECH là phải giáo dục khách hàng kiến thức về nước cũng như là về kiến thức về sức khỏe, cũng như là về sản phẩm, về chất lượng nước do sản phẩm tạo ra có sự khác biệt gì…
AWT- Carbon
Đại diện dự án thuyết trình: Tại Quảng Nam và một số tỉnh thành Việt Nam thường có các ao bỏ trống, hoặc một số đoạn sông gây ô nhiễm môi trường chưa được chú trọng bởi các cơ quan xử lý rác thải. Tiềm năng phát triển kinh tế từ các ao, đoạn sông ngòi này rất lớn.
Có thể thấy, lượng khí Oxy không chủ yếu đến từ trồng rừng mà đến từ đại dương, trong đó có tảo. Đây là một nhân tố tạo ra 80% Oxy, vì vậy tại sao chúng ta không đưa tảo từ đại dương lên các ao hồ, đất liền để tạo ra lượng oxy lớn hơn. Đây là lý do mà chúng tôi triển khai mô hình nuôi trồng tảo trong các ao bỏ trống, những khu vực suối nước khoáng,... tiến hành từ 5 - 6 ngày để đạt được ngưỡng sinh trưởng lớn nhất. Trong quá trình sinh trưởng, tảo sẽ hấp thu một lượng lớn khí CO2 tối đa là 13% và tối thiểu là 8 -10% để tạo ra lượng khí Oxy lớn. Sau khi tạo ra sinh khối, tảo sẽ được vận chuyển về các nhà máy tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng để tạo ra thức ăn chăn nuôi.
Trong quá trình sản xuất, tảo sẽ trải qua một quá trình điện phân và tạo ra thức ăn chăn nuôi, hiện chúng tôi xử lý tảo hoàn toàn sạch không sử dụng những nguyên liệu nhiễm kim loại nặng.
Với mô hình trên, chúng tôi xác định các đối tượng khách hàng lớn đến từ các cơ quan Nhà nước, những nhà máy, đơn vị chế biến tảo hay những đơn vị cần mua thức ăn chăn nuôi từ tảo, theo chuẩn hữu cơ. Nguồn doanh thu chủ yếu đến từ hợp đồng xử lý nước, bán sinh khối tảo đến các nhà máy, chuyển giao công nghệ và bán ra tín chỉ Carbon.
Chi phí gồm chi phí ban đầu về thiết bị máy móc, chi phí vận hành và chi phí Marketing. Hiện tại dự án đang triển khai tại Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Thuận, Cần Thơ,... Tổng doanh thu từ tảo năm 2023 là 4 tỷ đồng.
Ông Trần Trí Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực VSMA, Quản lý Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ SwissEP hỏi về mô hình kinh doanh và doanh thu vị CEO cho biết, doanh thu của đơn vị đến từ việc chuyển giao công nghệ xây dựng hệ thống xử lý nước, thu tảo về sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tới đây công ty sẽ mở rộng mô hình, đến năm 2024 sẽ mở thêm các chi nhánh và triển khai mạnh mẽ hoạt động marketing, đồng thời tích cực tham gia các diễn đàn hội thảo với các Sở khoa học công nghệ, tham gia các chương trình về công nghệ mới công nghệ xanh tại Việt Nam,...
Công ty cũng đã ký tư vấn về tín chỉ Carbon, để đưa ra thị trường thì sẽ mất khoảng 3 năm. Trong 3 năm này, những đơn vị có chức năng tư vấn và chứng nhận sẽ lắp đặt các thiết bị đo đạc, khả năng hấp thụ khí CO2 của tảo ở ngưỡng nào, để từ đó đến năm thứ 3 thì mới cấp chứng chỉ số lượng bao nhiêu cho một diện tích nhất định. Về kế hoạch doanh thu và lợi nhuận, công ty sẽ mở thêm 4 chi nhánh tại Bắc Ninh, Quảng Nam, Cần Thơ và Hà Nội; doanh thu Dự tính trong năm 2024 sẽ đạt khoảng 10 - 15 tỷ đồng.
Đại diện dự án thuyết trình: Mỗi năm, có hàng triệu chiếc xe ô tô bị phá khóa, ngập nước, bẻ gương… đội ngũ của chúng tôi đã trăn trở những thách thức này, từ đó đưa ra sản phẩm đột phá “thiết bị bảo vệ và quản lý ô tô thông minh CP23”.
Hệ thống của chúng tôi phát hiện được những nguy cơ đáng ngờ và ngay lập tức đưa ra cảnh báo thông minh, tự động gọi điện và nhắn tin cho chủ sở hữu khi cần. Hơn thế nữa, CP23 còn ghi lại hình ảnh sự cố, quan sát xe mọi lúc mọi nơi ngay cả khi xe tắt máy, đặc biệt hơn CP23 còn có hotline để liên hệ với bạn khi cần.
Không chỉ là sản phẩm tuyệt vời, CP23 còn là cơ hội đầu tư thông minh khi tham gia vào thị trường đang phát triển mạnh mẽ, số lượng ô tô hiện nay đang gia tăng không ngừng. Theo số lượng từ Cục đăng kiểm Việt Nam, số xe ô tô đang lưu hành là 5,2 triệu xe trong đó có 3,5 triệu xe con. Qua khảo sát cho thấy, chúng tôi có khoảng 37% khách hàng tiềm năng.
Cùng nhu cầu đa dạng của khách hàng, CP23 có 4 dòng sản phẩm chính gồm CP23-01, CP23-02, CP23-03 và CP23-04. Bên cạnh đó, chúng tôi cho phép khách hàng tùy chỉnh tính năng để tạo các phiên bản hoàn hảo riêng dành cho họ. Để đưa CP23 vào thị trường, chúng tôi đã thiết lập hệ thống kênh phân phối gồm 4 kênh chính như hệ thống gara, hệ thống showroom, các đại lý phụ tùng, các nhà phân phối sản phẩm công nghệ. Đồng thời, chúng tôi đang triển khai hệ thống bán lẻ của sản phẩm. Hiện nay chúng tôi tự hào rằng đang dẫn đầu tại Việt Nam và chưa có đối thủ cạnh tranh trong các giải pháp.
Ông Trương Thanh Hùng – Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách khu vực miền Trung, Giám đốc điều hành FiNNO Group đặt câu hỏi: Để khách hàng dễ hiểu nhất vậy tính năng sản phẩm của các bạn là gì? Thiết bị trên ô tô thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn, vậy những thủ tục đó đến đâu?
Đại diện dự án trả lời: Với thiết bị ô tô thông minh thì là một tên gọi chung, nhưng với định hình thiết bị CP23 thì là thiết bị vừa quản lý và bảo vệ cho xe ô tô của khách hàng. Về mặt kỹ thuật, sản phẩm này đã phát triển từ năm 2022, và đã nghiên cứu cũng như thử nghiệm trong 1 năm. Tháng 9 vừa rồi, chúng tôi đã chính thức bán ra thị trường và cũng đã cho phép lưu hành trên thị trường.
Sản xuất chế biến các sản phẩm bánh, kẹo , socola, trà từ thịt và mật quả cà phê
Đại diện dự án thuyết trình: dự án khai thác nguyên liệu mới từ cà phê là vỏ cà phê. Từ nguyên liệu lẽ ra bị bỏ đi, qua công nghệ và công thức độc quyền có thể khai thác giá trị dinh dưỡng từ vỏ cà phê. Sản phẩm được làm từ nguyên liệu tự nhiên, sạch, tốt cho sức khoẻ và mang tiêu chí ngon, độc, lạ.
Dự án đã liên kết với 3 nông trại tham quan, 1 nhà máy sản xuất, 20 điểm bán, chuyển giao 2 mô hình cho bà con nông dân. Quy mô thị trường của dự án là toàn thế giới với quy mô đạt 1,23 tỷ USD vào năm 2032. Dự án khai thác thế mạnh nông sản Việt Nam và đã có công ty bán sản phẩm từ vỏ cà phê rất tốt. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh của dự án là đa dạng sản phẩm, có công thức độc quyền phối trộn riêng.
Lộ trình triển khai của dự án bắt đầu từ nghiên cứu, tạo sản phẩm và đến nay đã sản xuất, kinh doanh theo phương châm từ tâm và tử tế với năng lực hiện có là 3ha cà phê sạch và một nông trại đang xây dựng. Kênh bán hàng hiện có là online và trực tiếp với khách hàng hướng đến là B2B và B2C, có công ty mua về làm nguyên liệu và khách du lịch…Dự án được đào tạo, đầu tư gọi vốn từ Chính phủ Canada cho doanh nghiệp tác động xã hội cùng các đối tác uy tín…
Đại diện Ban Giám khảo đề nghị đại diện dự án cho biết về kết quả kinh doanh, kế hoạch phát triển sản phẩm, doanh thu dự kiến trong những năm tới?
Trả lời các nội dung trên, đại diện dự án cho biết: doanh thu Bảo Lộc Coffee House đạt được là 1,453 tỷ đồng từ bán sản phẩm. Do đây là sản phẩm mới nên năm đầu tiên, Bảo Lộc Coffee House tập trung giới thiệu sản phẩm. Thời gian gần đây, dự án nhận được nhiều đơn đặt hàng nhưng hiện dự án hạn chế trong năng lực sản xuất. Qua thử nghiệm khách hàng và thị trường, Bảo Lộc Coffee House tập trung vào sản phẩm được mua nhiều nhất.
Về kế hoạch trong năm tới, Bảo Lộc Coffee House đầu tư vào máy móc tạo ra sản phẩm là chính và mở rộng thị trường.
Trả lời câu hỏi của đại diện Ban Giám khảo về nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, đại diện dự án cho biết: trong thời gian tới, dự án sẽ thu hoạch cà phê và bán cà phê hạt, kinh doanh sản phẩm Tết tạo nguồn thu để đầu tư với số tiền dự tính khoảng 600 triệu.
Một vấn đề khác được Ban Giám khảo đặt ra, tất cả sản phẩm của Bảo Lộc Coffee House đều có nghiên cứu kỳ công nhưng doanh số thấp? Đại diện Bảo Lộc Coffee House cho biết: lý do chính là do dự án thiếu nguyên liệu, sau một thời gian dự án tìm được đối tác cung cấp nguyên liệu ổn định. Dự tính trong 5 năm tới, dự án đoạt doanh số 7 - 8 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
09:03, 21/12/2023
08:36, 21/12/2023
05:51, 21/12/2023