10 sự kiện chính trị nổi bật năm 2021

NGUYỄN VIỆT 27/12/2021 05:00

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch COVID-19... là những sự kiện nổi bật năm 2021.

>>Toàn văn Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII

1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp, để lại dấu ấn đậm nét về một Đại hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Diễn ra từ ngày 25/1 đến 1/2/2021 tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp, để lại dấu ấn đậm nét về một Đại hội "Đoàn kết-Dân chủ-Kỷ cương-Sáng tạo-Phát triển".

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đại hội xác định mục tiêu phát triển đất nước cho 5 năm, 10 năm tiếp theo và đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.

2. Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

Ngày 23/5/2021, gần 70 triệu cử tri đi bỏ phiếu (99,6%) - đây là con số lớn nhất từ trước đến nay, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, bầu ra 499 đại biểu Quốc hội khóa XV.

Ngày 23/5/2021, gần 70 triệu cử tri đi bỏ phiếu (99,6%) - đây là con số lớn nhất từ trước đến nay, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, bầu ra 499 đại biểu Quốc hội khóa XV.

Ngày 23/5/2021, gần 70 triệu cử tri đi bỏ phiếu (99,6%) - đây là con số lớn nhất từ trước đến nay, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, bầu ra 499 đại biểu Quốc hội khóa XV; 3.721 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, 22.550 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và 239.788 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, nhiệm kỳ 2021-2026.

Cuộc bầu cử đã diễn ra dân chủ, đúng luật, an toàn trong bối cảnh cả hệ thống chính trị, toàn dân và toàn quân nỗ lực phòng, chống đại dịch COVID-19.

3. Chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch COVID-19

Đảng, Nhà nước đã chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch từ “không ca mắc” sang thực hiện mục tiêu kép.

Đảng, Nhà nước đã chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch từ “không ca mắc” sang thực hiện mục tiêu kép.

Đợt bùng phát dịch thứ tư với sự xuất hiện của biến chủng siêu lây nhiễm Delta đã đảo ngược các thành quả trong công tác phòng chống dịch trước đó với số ca nhiễm và ca tử vong tăng cao ở nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phố phía Nam. Đảng, Nhà nước đã chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch từ “không ca mắc” sang thực hiện mục tiêu kép.

Việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ban hành ngày 11/10/2021 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vì mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân, đã giúp kiểm soát dịch bệnh, phục hồi kinh tế-xã hội, từng bước ổn định đời sống người dân.

4. Chiến lược vaccine

Đảng, Nhà nước đã huy động mọi nguồn lực, quyết tâm thực hiện Chiến lược vaccine phòng COVID-19.

Đảng, Nhà nước đã huy động mọi nguồn lực, quyết tâm thực hiện Chiến lược vaccine phòng COVID-19.

Đảng, Nhà nước đã huy động mọi nguồn lực, quyết tâm thực hiện Chiến lược vaccine phòng COVID-19 vì mục tiêu miễn dịch cộng đồng với các giải pháp thành lập Quỹ vaccine; tiến hành ngoại giao vaccine; nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước; tổ chức Chiến dịch tiêm chủng vaccine miễn phí quy mô chưa từng có trong lịch sử và có giai đoạn đạt tốc độ cao hơn trung bình thế giới 30%.

Đến cuối tháng 12/2021, gần 100% dân số từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm 1 liều, tăng khoảng 4 lần, và hơn 80% được tiêm 2 liều, tăng hơn 21 lần so với cuối tháng 8/2021 (cập nhật số liệu ngày 25/12). Việc tiêm vaccine cho thanh thiếu niên từ 12 đến dưới 18 cũng đang được khẩn trương triển khai.

5. Ngoại giao vacine

>>Ngoại giao kinh tế, ngoại giao vaccine và ngoại giao nhân dân!

ngoại giao vaccine đã có những nỗ lực tột bậc, vượt lên mọi khó khăn, để có thể tiếp cận được với các nguồn vaccine phục vụ nhu cầu tiêm chủng của người dân.

Ngoại giao vaccine đã có những nỗ lực tột bậc, vượt lên mọi khó khăn, để có thể tiếp cận được với các nguồn vaccine phục vụ nhu cầu tiêm chủng của người dân.

Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh ở trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội vẫn nỗ lực thực hiện các chuyến thăm chính thức, các chuyến công tác, điện đàm… với mục tiêu mang về vaccine nhanh chóng, kịp thời.

Tính đến ngày 25/12, cả nước đã tiêm trên 144,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước tiêm chủng nhanh nhất trên thế giới. Có được kết quả đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đóng góp của các bộ, ban ngành, địa phương. Đây cũng là thành quả của nỗ lực không biết mệt mỏi, vất vả của ngoại giao vaccine.

Trong bối cảnh nguồn vaccine khan hiếm, ngoại giao vaccine đã có những nỗ lực tột bậc, vượt lên mọi khó khăn, để có thể tiếp cận được với các nguồn vaccine phục vụ nhu cầu tiêm chủng của người dân. Ngày 13/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng.

Kể từ đó, chúng ta đã đẩy mạnh ngoại giao vaccine, với những nỗ lực ngoại giao song phương, đa phương của các cấp, các ngành. Đặc biệt, mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh ở trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội vẫn nỗ lực thực hiện các chuyến thăm chính thức, các chuyến công tác, điện đàm… với mục tiêu mang về vaccine nhanh chóng, kịp thời.

Mặc dù nguồn cung khan hiếm, nhưng Việt Nam vẫn nhận được hàng triệu liều vaccine nhờ ngoại giao vaccine.

Mặc dù nguồn cung khan hiếm, nhưng Việt Nam vẫn nhận được hàng triệu liều vaccine nhờ ngoại giao vaccine.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện nhiều cuộc điện đàm với lãnh đạo cấp cao các nước Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cuba… nhằm thúc đẩy hợp tác cung cấp vaccine, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 đã thực hiện nhiều cuộc điện đàm với lãnh đạo hơn 20 quốc gia, gửi thư, điện cho lãnh đạo 22 nước, điện đàm và gửi thư cho 10 tổ chức quốc tế, gặp Đại sứ các nước tại Việt Nam, đề nghị các đối tác ưu tiên phân bổ vaccine cho Việt Nam càng nhanh càng tốt.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thực hiện chuyến thăm Mỹ, Nga, Cuba… Sau chuyến thăm, hàng triệu liều vaccine, trang thiết bị và vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19 được chuyển về Việt Nam cùng đoàn công tác của Chủ tịch nước. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng đã làm việc với công ty Pfizer và được cam kết chuyển đủ 31 triệu liều vaccine đã ký hợp đồng với Việt Nam ngay trong năm 2021 và 20 triệu liều vaccine cho trẻ em.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã công du châu Âu và đưa về 200.000 liều vaccine cũng như cam kết hỗ trợ, nhượng lại nhiều triệu liều vaccine của các đối tác. Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cũng hỗ trợ trang thiết bị và vật tư y tế tổng trị giá 1.028 tỷ đồng (chưa bao gồm 200.000 liều vaccine được tặng) cho Việt Nam.

Hơn 90 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng đã tích cực, chủ động, huy động lực lượng xử lý công việc bất kể đêm ngày, với khối lượng công việc nặng nề và cường độ làm việc khẩn trương, để có thể tiếp cận được nhiều nguồn vaccine nhất.

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine

6. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội XIII, Đảng đã ban hành: Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội XIII, Đảng đã ban hành: Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội XIII, Đảng đã ban hành: Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

 Kết luận số 21-KL/TW, Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII “về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị” và Quy định số 37-QĐ/TW “về những điều đảng viên không được làm” đều có nhiều điểm mới, bổ sung về phạm vi, mục tiêu, giải pháp…

Kết luận số 14-KL/TW về khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và Quy định số 41-QĐ/TW về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, hai văn bản có các quy định lần đầu ban hành.

7. Tham gia cơ chế hợp tác đa phương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị COP26.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị COP26.

Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), Việt Nam đã cam kết giảm mức phát thải khí nhà kính về “0” vào năm 2050, cắt giảm 30% khí mêtan vào năm 2030 so với năm 2020… khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong việc đẩy mạnh chuyển đổi mô hình kinh tế sang tăng trưởng xanh và ứng phó toàn diện với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực, có trách nhiệm trong khuôn khổ ASEAN, AIPA, ASEM, APEC, APPF…, hoàn thành tốt đẹp nhiệm kỳ thứ hai Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; tái đắc cử Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2027, trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025.

8. Hoạt động hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đưa vào hoạt động từ ngày 1/7/2021, là nền tảng quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số.

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đưa vào hoạt động từ ngày 1/7/2021, là nền tảng quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số.

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đưa vào hoạt động từ ngày 1/7/2021, là nền tảng quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số. Cùng với việc hoàn thành mục tiêu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử, lần đầu tiên thông tin cơ bản về công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa và đưa vào hệ thống liên thông phục vụ quản lý nhà nước, cũng như giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo hướng hiện đại, tiện ích và tiết kiệm.

9. Ngăn chặn, đẩy lùi cán bộ tham nhũng, tiêu cực

Tháng 10/2021, Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII thống nhất ban hành Kết luận về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Tháng 10/2021, Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII thống nhất ban hành Kết luận về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Tháng 10/2021, Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII thống nhất ban hành Kết luận về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; tiếp tục thể hiện quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi cán bộ tham nhũng, tiêu cực; xử nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.

Trung ương sửa đổi, ban hành Quy định số 37 về những điều đảng viên không được làm (thay thế Quy định số 47). Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, những quy định mới được ví như “biệt dược” ngăn ngừa, đặc trị các loại bệnh tật phát sinh trong cơ thể của Đảng, hệ thống chính trị; giúp cán bộ, đảng viên tăng cường sức đề kháng, không bị tha hoá, biến chất về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống.

10. Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 80 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, ý nghĩa của đoàn viên, thanh, thiếu nhi cả nước. Tại lễ mít tinh kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn, đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Tiền đồ xán lạn của dân tộc đang nằm trong tay và chờ đón tuổi trẻ nước ta”.

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ, nhân kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, BCH T.Ư Đoàn ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, với 8 chương trình và 13 chỉ tiêu, góp phần sớm đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống.

Năm 2021 là năm chiến dịch Thanh niên tình nguyện có nhiều hoạt động chưa từng có - vượt lên tầm của một chiến dịch tình nguyện hè. Với phương châm “3T” (Tiên phong - Tương trợ - Thích ứng), Đoàn và tuổi trẻ cả nước đã thành lập được hơn 34.000 đội hình tình nguyện hỗ trợ các khu cách ly tập trung, hơn 49.000 đội hình hỗ trợ trực chốt kiểm soát…

Gần 2,4 triệu lượt ĐVTN tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên mọi miền đất nước, đặc biệt là tâm dịch TPHCM. Tuổi trẻ đã xung kích trên mặt trận chống dịch, truy vết, lấy mẫu, hỗ trợ tiêm vaccine, điều trị F0, trực chốt, tiêu thụ hàng hóa, nông sản giúp người dân.

Cùng đó là các chương trình xã hội - thiện nguyện quy mô rộng lớn và đầy ý nghĩa của Đoàn - Hội như Triệu túi an sinh, Máy tính cho em, Nối vòng tay thương (đỡ đầu trẻ mồ côi do đại dịch)…

Có thể bạn quan tâm

  • Ngoại giao kinh tế, ngoại giao vaccine và ngoại giao nhân dân!

    05:04, 20/12/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tặng Bằng khen cho công tác ngoại giao vaccine và phòng, chống COVID-19

    19:56, 17/12/2021

  • “Tạo đà” cho ngoại giao kinh tế và ngoại giao vaccine

    14:20, 12/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
10 sự kiện chính trị nổi bật năm 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO